Philippines có thể cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn

27/01/12, 09:27 Thế giới

Các quan chức Philippines không giấu giếm ý muốn sẵn sàng đón tiếp các tàu chiến và máy bay do thám Mỹ.

Trong những tháng gần đây, Mỹ đã thông báo kế hoạch lập một căn cứ hải quân ở phía bắc Australia và triển khai các tàu chiến ở Singapore – những động thái bị Trung Quốc xem là một phần của nỗ lực của Mỹ mở rộng hơn vòng vây với Bắc Kinh.

Theo Washington Post, các cuộc thương lượng về sự hiện diện nhiều hơn của Mỹ ở Philippines vẫn đang trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tờ báo cũng dẫn lời các quan chức từ hai chính phủ cho biết hai bên có xu hướng xúc tiến đạt được thỏa thuận này.

Các cuộc thương lượng tiếp theo dự kiến diễn ra trong ngày 26 và 27/1 tại Washington trước khi các cuộc gặp cấp cao hơn được tổ chức vào tháng 3.

Nếu hai bên đạt được thỏa thuận, thì đây sẽ là thỏa thuận quân sự tiếp theo của Mỹ trong khu vực, sau các thỏa thuận của Washington với Australia và với Singapore.

Việc một loạt quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương vội vã nắm lấy cơ hội bắt tay với Mỹ là phản ứng rõ ràng trước sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc và thái độ quyết đoán của nước này trong các đòi hỏi về chủ quyền trên Biển Đông.

“Chúng tôi có chỉ ra các nước khác: Australia, Nhật Bản, Singapore”, tờ báo dẫn lời một quan chức Philippines tham gia cuộc đàm phán nói. “Chúng tôi không phải là nước duy nhất làm điều này. Chúng tôi muốn chứng kiến một khu vực hòa bình và ổn định. Không ai muốn đối đầu với Trung Quốc”.

Philippines đã từng là nơi đặt các căn cứ quân sự của Mỹ 20 năm trước đây.

Mỹ hiện có khoảng 600 lính thuộc lực lượng đặc biệt ở Philippines với nhiệm vụ cố vấn cho lực lượng an ninh địa phương trong cuộc chiến với các phần tử có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al Qaeda. Nhưng các cuộc đàm phán đang tiến hành giữa Manila và Washington nhiều khả năng liên quan đến một quan hệ đối tác sâu rộng hơn nhiều.

Tờ báo Mỹ tiết lộ, trong số những lựa chọn đang được cân nhắc có vận hành các tàu hải quân từ Philippines, triển khai quân đội trên cơ sở luân chuyển và tiến hành thường xuyên hơn các cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ và Philippines.

Theo mỗi một kịch bản, các lực lượng của Mỹ sẽ lập tức là khách mời tại các căn cứ quân sự nước ngoài hiện có.

Các quan chức quân sự Philippines khẳng định ưu tiên của họ là tăng cường phòng thủ hải quân, đặc biệt là gần Biển Đông. Những quan chức này không giấu giếm ý muốn sẵn sàng đón tiếp các tàu chiến và máy bay do thám Mỹ.

Mặc dù quân đội Mỹ có hàng chục nghìn binh sĩ đồn trú tại các căn cứ cũ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam cũng như đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, Wasinhton đang tìm cách củng cố sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á. Một vài trong số các tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất thế giới là đi qua Biển Đông và eo biển Malacca lân cận.

Tuy nhiên, thay vì thiết lập các căn cứ quân sự khổng lồ gợi nhớ lại thời Chiến tranh Lạnh, các quan chức Lầu Năm Góc nói họ muốn duy trì các cơ sở quân sự gọn nhẹ.

“Chúng tôi không có mong muốn hay có lợi ích gì trong việc xây dựng một căn cứ quân sự chỉ của Mỹ ở Đông Nam Á”, ông Robert Scher, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm giám sát chính sách an ninh trong khu vực, nói. “Trong mọi trường hợp, quyết định cốt lõi và các cuộc thảo luận sẽ là về việc làm các nào để Mỹ có thể hợp tác tốt hơn với bạn bè và các đồng minh. Và một điều chủ chốt của nỗ lực này là hoạt động từ chính các căn cứ quân sự địa phương”.

Nhật Mai

Theo Reuters, Washington Post

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?