Những “bác sĩ” côn trùng lạ mắt nhưng kì diệu
Việc chữa bệnh bằng côn trùng không có gì là mới, bởi lẽ nó đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những khám phá dưới đây sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu, thí nghiệm và cả cách chữa bệnh thời xa xưa của con người, với “liều thuốc” là… côn trùng.
1. Ấu trùng nhặng xanh chữa lành vết thương và các căn bệnh về xương
Khi những chú nhặng xanh đậu lên vết thương bị hở của chúng ta, chúng làm một công việc mà hầu hết các loài ruồi đều làm, đó là sinh nở. Có một điểm khác là nhặng xanh không đẻ trứng mà đẻ ra ấu trùng (hay còn gọi là dòi). Tuy nhiên, những ấu trùng này rất đặc biệt, chúng tiết ra một loại hóa chất được biết đến với cái tên là allantoin – được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh viêm tủy xương.
2. Phương pháp trị liệu bằng dòi
Trong quá trình điều trị, rất nhiều bác sỹ không bận tâm đến việc chiết xuất chất allatoin từ ấu trùng nhặng xanh như đã nêu ở trên, mà thay vào đó, họ thả những “bác sĩ” dòi trực tiếp vào vết thương hở. Những chú dòi này sẽ ăn hết những loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và các mô chết trên vết thương của chúng ta.
3. Phương pháp trị liệu bằng nọc ong
Trong một thí nghiệm, Pat Wagner – một nhà nghiên cứu đã để ong đốt khoảng 200 lần/tuần. Câu chuyện nghe có vẻ rất nguy hiểm, nhưng Pat Wagner đã cố tình làm vậy bởi rất nhiều công trình khoa học trước đã chứng minh rằng, nọc ong (rất giàu enzyme, peptide – chất chống lão hóa và glucocorticoid và nhiều thành phần có ích khác) có thể sử dụng để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp cho tới bệnh viêm khớp đa xơ cứng.
4. Nọc kiến điều trị bệnh viêm khớp
Có hai điểm thú vị về vết kiến cắn: Thứ nhất, là vết cắn này thường chứa nọc độc. Thứ hai, nọc độc này làm giảm sưng tấy và giảm bớt cơn đau khớp.
5. Kiến cây được sử dụng làm “thuốc chữa bệnh” của thổ dân Úc
Đối với những người thổ dân Úc, loại trà được làm từ xác những chú kiến cây được nghiền nát có thể giúp họ chữa được bệnh đau đầu, cảm lạnh và thậm chí là làm sạch vết thương. Một điểm rất đặc biệt là loại trà kiến này có hương vị không khác gì trà xanh.
6. Kiến được sử dụng để khâu vết thương
Ở các khu rừng già tại Nam Mỹ và châu Phi, những người thổ dân sử dụng một loài kiến có càng lớn để giúp “khâu” các vết thương hở. Khi chiếc càng kiến đã đâm xuyên qua thịt, họ ngắt đầu của những chú kiến này, do đó, những chiếc càng có tác dụng như những chiếc “ghim sinh học” giúp khép kín vết thương.
7. Tơ nhện được sử dụng để băng vết thương
Ở thời Trung Cổ, việc sử dụng tơ nhện làm băng ca rất phổ biến. Ngày nay, các nhà khoa học còn sử dụng tơ nhện để sản xuất các loại dây chằng nhân tạo và các loại vật liệu giúp ích cho quá trình ghép xương.
8. Não gián được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh
Não gián chưa một loại kháng sinh mạnh mẽ có thể chống lại các căn bệnh do vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) và bệnh tụ cầu khuẩn kháng Methicillin (MRSA infections). Tuy nhiên, việc uống những viên thuốc “não gián” có vẻ là điều không hề đơn giản chút nào.
9. Bọ ban miêu (Blister Beetles) chữa bệnh rộp da
Một loại tinh dầu được chiết xuất từ những chú bọ ban miêu có tên gọi là Cantharides có thể giúp chúng ta loại bỏ những mụn cóc hoặc những vết rộp trên da. Tuy nhiên, Cantharides là một loại chất kịch độc (10mg chất này có thể khiến bạn tử vong), do đó các bác sỹ khuyên rằng không nên nuốt hoặc dùng Cantharides để chữa những vết mụn cóc gần miệng.
10. Rệp son (Cochineal Beetle) có công dụng chữa ho
Rệp son có lẽ là loài côn trùng gớm ghiếc nhất quả đất, thế nhưng công dụng chữa bệnh của chúng thì rất tuyệt vời. Rệp son được ngâm với rượu, khi uống có tác dụng chữa trị bệnh ho gà, nhiễm trùng đường tiết niệu và hen suyễn.
11. Phương thuốc lợi tiểu từ ve sầu
Ở thời cổ đại, người Ai Cập từng khổ sở do nạn dịch ve sầu. Chúng sinh trưởng quá nhanh đến mức người dân Ai Cập thời đó đã quyết định… ăn ve sầu giống như một loại thức ăn. Chính quyết định này đã tình cờ dẫn đến một phát minh về phương thuốc lợi tiểu và chống nhiễm trùng đường tiết niệu từ ve sầu.
12. Đông trùng hạ thảo – Phương thuốc chữa bệnh linh nghiệm của người Trung Quốc cổ xưa
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Tên gọi “đông trùng hạ thảo” xuất phát từ quan sát thực tế là vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất và chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc), còn vào mùa đông thì những cá thể này giống con sâu (côn trùng).
Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư; liệt dương; đau lưng mỏi gối; ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ.
13. Nhộng tằm chữa bệnh tim
Ngoài việc nhả tơ, nhộng tằm còn được biết đến là chủ nhân của chất hóa học có tên gọi Serratia E15 – giúp ngăn ngừa và chữa bệnh tim mạch.
11 loài côn trùng được giới thiệu ở phần đầu chưa có các kiểm chứng chính thức về khoa học và y học hiện đại, do vậy, bạn tuyệt đối không nên “thí nghiệm” nhé!