Một hệ mặt trời chứa nước mới được phát hiện, dấu hiệu của sự sống?

11/11/11, 13:39 Chuyện lạ
Một lượng lớn các khối thiên thạch bao quanh ngôi sao TW Hydrae có chứa nước, liệu có tồn tại sự sống trên ngôi sao này?

Nếu thực sự có sinh vật sống ngoài hành tinh, công việc truy tìm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều bởi vì có rất nhiều nơi để họ có thể sinh sống. Các nhà khoa học đi tìm sự sống (hay ít nhất là một dạng hành tinh có thực thể sống tương tự trái đất) luôn tuân theo quy luật cơ bản: ở đâu có nước là ở đó có sự sống. Sinh học là một quá trình cần đến nước và càng nhiều nước sẽ càng dễ dàng hơn cho việc sinh sôi. Hiện nay, đài quan sát vũ trụ Herschel đã phát hiện một hành tinh mới được hình thành trong hệ mặt trời cách chúng ta 175 triệu năm ánh sáng và đã hình thành nguồn nước nguyên thủy. Những người tìm hiểu về vấn đề này cho biết có thể có rất nhiều dạng hành tinh sống tương tự như vậy ngoài kia và nó có thể tiết lộ cho chúng ta biết hệ sinh thái phong phú của chúng ta bắt đầu từ đâu.

 

 

 

Herschel, vệ tinh được phóng bởi Hiệp Hội Vũ Trụ Châu Âu vào năm 2009 đã bay ngoài vũ trụ, vòng quanh và cách trái đất 930.000 dặm (1,5 triệu km) tại điểm Lagrange – điểm mà tại đó lực hút của trái đất và mặt trời bằng nhau. Điều này cho phép một vệ tinh đứng yên trong vũ trụ mặc dù ở rất xa hành tinh, không chịu ảnh hưởng từ lực hút của mặt trời. Với trường hợp của Herschel, điều này là vô cùng quan trọng vì quá trình đo đạc cần độ chính xác tuyệt đối.

 

 

 

Theo dõi ngôi sao có tên TW Hydrae – một ngôi sao bé nhỏ màu da cam 10 triệu năm tuổi – ống kính thiên văn phát hiện ra một vật chất hình đĩa chứa bụi di chuyển vào trong quỹ đạo mặt trời khoảng 200 lần, cách ngôi sao này một khoảng cách bằng khoảng cách từ Trái Đất tới mặt trời. Dĩ nhiên, những hạt bụi chỉ đơn thuần là những hạt bụi dưới quang phổ thông thường. Tuy nhiên khi nhìn dưới ánh sáng hồng ngoại, Herschel đã nhận thấy sự xuất hiện của nước, rất nhiều nước, được tạo ra khi tia cực tím từ ngôi sao TW Hydrae tương tác với các phân tử nước từ một số lượng nhỏ các viên đá bám vào các hạt bụi.

 

 

 

Chúng ta đang thấy những quan trắc quang phổ chính xác nhất thời điểm này” – nhà khoa học trong dự án của NASA – Paul Goldsmith cho biết, ông chính là người đã cùng các nhà nghiên cứu tới từ Châu Âu phân tích các tài liệu tìm thấy được của Herschel. “Đây là một bằng chứng cho thấy những tín hiệu yếu nhất cũng có thể được phát hiện”.
 
Những gì làm Goldsmith và mọi người khác chú ý không chỉ là số lượng lớn các khối thiên thạch chứa nước xung quanh TW Hydrae mà còn là vị trí của chúng. Các quầng nước được tìm thấy ở những vùng ấm bên trong các hệ mặt trời mới từ trước, tuy nhiên sự tiếp cận của lửa mặt trời thường đẩy những quầng nước bốc hơi này trôi vào sâu vũ trụ, đông thành đá ở các hành tinh ngoài và mặt trăng. Đây là điều xảy ra với hệ mặt trời của chúng ta, và nó lý giải tại sao sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa rất khô và nhiều hóa thạch.

 

 

 

Tuy nhiên, điều mà mô hình này chưa lý giải là tại sao Trái đất lại ẩm ướt đến vậy. Một trong những giả thuyết được đưa ra mà do những sao chổi mang theo nước đâm vào trái đất. Giả thuyết này trở nên đáng tin cậy hơn khi kết quả của hai nghiên cứu mới được tiết lộ mới đây cho thấy các sao chổi này đã mang theo chất hóa học có cấu trúc giống nước tìm thấy ở đại dương, và các sao chổi này đã đâm vào hành tinh xung quanh Eta Corvi – một ngôi sao sáng ở bắc bán cầu. Những gì xảy ra tại hành tinh đó cũng có thể đã xảy ra tại Trái đất.
 
Tìm kiếm mới này đã mở rộng thêm cho các nghiên cứu trước đó, vùng lạnh nơi quầng hơi nước của TW Hydrae được tìm thấy cũng chính là nơi các sao chổi được hình thành. Nhà thiên văn học của Herschel, Michiel Hogerhejide cho biết: “Những quan sát của chúng tôi tại vùng hơi nước lạnh này cho thấy nước tồn tại trong quầng nước đó có thể lấp đầy hàng nghìn đại dương trên Trái đất”.

 

 

 

Sau cùng, tất cả mọi bằng chứng trên chưa đủ điều kiện để kết luận TW Hydrae có thể tồn tại sự sống giống như Trái Đất. Nước là một thành phần thiết yếu cho sự sống, và các sao chổi đã mang nước đến. Tuy nhiên, theo lịch sử thiên văn học, những gì xảy ra ở một nơi trong thiên hà vẫn có khả năng xảy ra ít nhất một vài lần ở đâu đó khác nữa. Khả năng sự sống vẫn sẽ được lặp lại ở một hành tinh nào đó trong hệ ngân hà là có cơ sở.

Theo Genk

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng