Chống lại ngành du lịch ghép tạng

Valerie Boyer, một thành viên của Quốc hội Pháp, đã đưa ra một đề nghị mà sẽ yêu cầu các cư dân Pháp đi đến các nước khác để cấy ghép tạng phải cung cấp bằng chứng nguồn tạng. 19/10/2010 (The Epoch Times)

Valerie Boyer, một thành viên của Quốc hội Pháp, đã đưa ra một đề nghị mà sẽ yêu cầu các cư dân Pháp đi đến các nước khác để cấy ghép tạng phải cung cấp bằng chứng nguồn tạng.

Valerie Boyer, một thành viên của Quốc hội Pháp, đã đưa ra một đề nghị mà sẽ yêu cầu các cư dân Pháp đi đến các nước khác để cấy ghép tạng phải cung cấp bằng chứng nguồn tạng. 19/10/2010 (The Epoch Times)

Xin cảm ơn Dân biểu Valerie Boyer và 58 dân biểu khác đồng ký tên vào dự thảo luật chống lại ‘ngành du lịch ghép tạng’. Cũng xin cảm ơn các giáo sư Lavee và Navarro và tổ chức Các bác sĩ phản đối nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Hiện nay, một số lượng thận chưa rõ là bao nhiêu của những người nghèo khó ở một số nước đang được vận chuyển để đem bán cho ‘các khách du lịch ghép tạng’ đến từ các nước khác hay những người giàu có ở chính nước họ. Trong hầu hết các trường hợp như vậy, người ta bảo chúng ta la những người cho tạng vẫn có thể sống với một quả thận còn lại, mặc dù thường là với sự tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính họ.

Chỉ ở Trung Quốc là tất cả “những người cho tạng” – hầu như tất cả đều là các học viên Pháp Luân Công hay những tên tội phạm bị kết án – đều chết trong các ca mổ ghép tạng bởi vì các nội tạng quan trọng sống còn của họ đã bị cắt lấy đi. Các nhà lập pháp ở Pháp, Canada và các nước có trách nhiệm khác vì vậy trước tiên nên nhìn vào các tội ác chống lại loài người này.

Pháp Luân Công

Các học viên Pháp Luân Công muốn cải thiện thân thể và tính cách. Môn tập bao gồm các đặc điểm của các môn rèn luyện truyền thống như Phật giáo và Đạo giáo, kết hợp với một bộ các bài tập. Các nguyên tắc đạo đức cốt lõi là “Chân, Thiện và Nhẫn”. Ngày nay môn tập có các học viên tại rất nhiều nước trên thế giới.

Ở Trung Quốc, nơi môn tập này lần đầu tiên được phổ biến năm 1992, phong trào tập đã phát triển trong vòng 7 năm lên đến 70-100 triệu người theo ước tính của chính quyền. Việc phỉ báng Pháp Luân Công lần đầu tiên vào năm 1999 đã dẫn đến việc phản đối của các học viên. Một cuộc biểu tình lớn gần trụ sở Đảng Cộng sản tại Bắc Kinh đã làm tức giận người lãnh đạo đảng-nhà nước lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân. Việc kích động lòng thù hận đối với các học viên ở trên khắp Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông của Đảng từ giữa năm 1999 đã có nhiều hậu quả bi thảm, đáng chú ý nhất là việc buôn bán vận chuyển tràn lan với mục đích thương mại các nội tạng quan trọng sống còn của họ cho ‘các khách du lịch ghép tạng’ và những người Trung Quốc giàu có.

Doanh thu từ nội tạng

Sau năm 1980, hệ thống đảng-nhà nước bắt đầu rút quỹ ra khỏi toàn bộ hệ thống y tế trên khắp Trung Quốc. Việc bán nội tạng của các tử tù bị thi hành án đã sớm trở thành một nguồn tiền chính do nhu cầu của thế giới tạo ra bởi việc thiếu tạng thường xuyên. Các học viên Pháp Luân Công sau đó đã trở thành một nguồn tạng chính nữa cho các bệnh nhân ở Trung Quốc và các nước khác. Nhiều học viên Pháp Luân Công bị đưa đến các trại lao động sau giữa năm 1999 mà không có bất cứ hình thức xét xử nào mà chỉ có một chữ ký của cảnh sát. Bảng giá tạng được đăng trên các trang web Trung Quốc Các bệnh viện khoe khoang công khai trên các trang web của họ về số tiền kiếm được từ việc bán tạng.

Chen Ying

Hãy xem xét ở đây những gì mà học viên Pháp Luân Công Chen Ying đã trải qua. Chen Ying sau đó đã được chính phủ Pháp trao quy chế tị nạn.

“Vào năm 1998, theo một thủ tục để tái đoàn tụ gia đình, tôi đã quay trở lại với chồng cũ của mình, lúc đó làm việc trong bộ phận văn hóa của đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp. Vào tháng 12/1999, tôi quay trở lại Trung Quốc để thăm gia đình. Vì tôi không từ bỏ Pháp Luân Công, trong khoảng giữa tháng 2/2000 và 11/2001, tôi đã bị bỏ tù 3 lần mà không có bất cứ tiến trình pháp lý nào…

“Mỗi lần, tôi đều bị ngược đãi và tra tấn bởi cảnh sát… Vào cuối tháng 9/2000, do tôi không khai tên mình với họ, tôi đã bị cảnh sát gọi ra và đưa đến một bệnh viện để kiểm tra y tế toàn diện: tim, máu, mắt, v.v… Tôi đã bị xích hai chân và bị trói vào khung cửa sổ. Cảnh sát tiêm vào người tôi các loại chất không rõ tên là gì. Sau khi tiêm, tim tôi đập nhanh bất thường. Mỗi nhịp đập làm cho tôi tưởng rằng tim tôi chuẩn bị nổ tung ra…”

41.500 ca cấy ghép

Các học viên Pháp Luân Công hiện nay chiếm khoảng 2 phần 3 số nạn nhân của tra tấn và một nửa số người bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức trên khắp Trung Quốc. Theo nghiên cứu của David Matas và tôi, được trình bày trong cuốn sách của chúng tôi có tên Bloody Harvest (Thu hoạch Đẫm máu), các học viên đã bị giết hại lên đến hàng nghìn người kể từ năm 2001 để nội tạng của họ có thể được bán cho các bệnh nhân Trung Quốc và nước ngoài. Chỉ riêng trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2005, ông Matas và tôi đã kết luận rằng để thực hiện được 41.500 ca ghép tạng, thì lời giải thích duy nhất cho nguồn tạng là các học viên Pháp Luân Công.

Kết luận chính của cuốn sách là “hiện nay tiếp tục có việc chiếm đoạt tạng trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công (…) Các nội tạng quan trọng sống còn của họ, bao gồm thận, gan, giác mạc và tim đã bị chiếm đoạt để bán với giá cao, đôi khi cho người nước ngoài, là những người thông thường phải đợi rất lâu để có được việc hiến tự nguyện các nội tạng đo tại nước họ.” Bản báo cáo chỉnh sửa của chúng tôi đã được dịch sang 18 thứ tiếng tại địa chỉ www.david-kilgour.com

Các tiến triển gần đây

Liệu các nỗ lực của nhiều người tại Trung Quốc và trên khắp thế giới nhằm chấm dứt các tội ác chống lại loài người kinh hoàng này đã tạo ra sự khác biệt nào chưa? Cuốn sách của chúng tôi chỉ ra nhiều tiến triển khác nhau ở trong và ngoài Trung Quốc diễn ra kể từ khi bản báo cáo đầu tiên của chúng tôi được công bố năm 2006, nhưng để tiết kiệm thời gian, tôi sẽ chỉ đề cập đến 2 trong số đó:

1) Chính quyền Trung Quốc hiện đã thừa nhận rằng việc lấy tạng từ các tù nhân là không đúng đắn. Thứ trưởng Bộ Y tế Huang Jeifu trong năm 2009 đã tuyên bố rằng các tử tù bị thi hành án “nhất định không phải là một nguồn tạng đúng đắn cho cấy ghép.” Vào năm 2005, được biết là ông đã nói có tới 95% tạng được cấy ghép ở Trung Quốc được lấy từ việc thi hành án tử hình.

2) Thượng nghị sĩ Bỉ Patrik Vankrunkelsven và nghị sĩ Canada Borys Wrzesnewskyj đều đã đưa ra nghị viện tương ứng của mình các dự luật có hiệu lực xuyên biên giới cấm “du lịch ghép tạng”. Cả hai luật sẽ phạt bất cứ bệnh nhân ghép tạng nào nhận tạng mà không có sự đồng ý của người cho trong đó bệnh nhân đã biết hoặc phải là đã biết về việc thiếu vắng sự đồng ý này.

Thực tế hiện nay

Không may là, các tiến triển đó vẫn chưa chấm dứt việc giết người và buôn bán nội tạng ở Trung Quốc. Kể từ khi chúng tôi bắt đầu công việc của mình, số người bị kết án tử hình và sau đó bị thi hành án đã giảm đáng kể ở Trung Quốc, nhưng số các ca cấy ghép, sau khi giảm đi một chút, đã lại tăng lên đến các mức trước kia. Vì nguồn tạng đáng kể duy nhất khác cho cấy ghép ở Trung Quốc ngoài các học viên Pháp Luân Công là các tù nhân bị kết án tử hình, nên việc giảm lấy tạng từ những người đó đồng nghĩa với việc tăng lấy tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Một ước tính số lượng các trại lao động trên khắp Trung Quốc năm 2005 là 340, với khả năng chứa khoảng 300 ngàn người. Các ước tính khác còn cao hơn nhiều. Năm 2007, một báo cáo của chính phủ Mỹ ước tính rằng ít nhất một nửa số người bị giam giữ trong các trại lao động là các học viên Pháp Luân Công. Có thể nói là sự kết hợp của chính quyền độc tài và lý thuyết kinh tế “cái gì cũng được phép” đã cho phép việc sản xuất xuất khẩu trong các trại lao động này được tiếp diễn. Những người được hưởng lợi bao gồm các phẫu thuật viên, các bệnh viện và quân đội, trong đó các phẫu thuật viên thực hiện một số lượng lớn các ca cướp đoạt tạng và máy bay của họ chở tạng từ các trại lao động nằm ở vùng nông thôn đến các bệnh viện ở những thành phố lớn nơi các bệnh nhân đang chờ đợi những tạng phù hợp dựa trên việc so sánh trước đó trên máy tính về nhóm máu và loại mô.

Các khuyến nghị

Đối với việc buôn bán nội tạng ở Trung Quốc, ông David Matas và tôi muốn khuyến khích tất cả các thành viên Quốc hội cân nhắc các khuyến nghị của chúng tôi, bao gồm:

Thúc giục hệ thống đảng-nhà nước ở Trung Quốc:

* Ngừng việc đàn áp Pháp Luân Công;

* Ngừng việc cướp đoạt tạng từ tất cả các tù nhân;

* Loại bỏ quân đội của họ ra khỏi ngành ghép tạng;

* Thiết lập và kiểm soát một hệ thống hiến tạng hợp pháp;

* Mở cửa tất cả các trại giam, bao gồm cả các trại lao động cưỡng bức, cho việc điều tra quốc tế;

* Trả tự do cho người mới được trao giải Nobel Lưu Hiểu Ba và Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền và là người bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công, và cho phép cả hai đoàn tụ với gia đình.

Thực hiện các biện pháp sau cho đến khi hệ thống đảng-nhà nước ở Trung Quốc ngừng việc cướp đoạt tạng của các tù nhân:

* Các chuyên gia y tế ở Pháp và các nước tôn trọng nhân phẩm nên tích cực ngăn các bệnh nhân ở nước mình đến Trung Quốc để phẫu thuật cấy ghép;

* Không chính phủ nước nào nên cấp thị thực cho các bác sĩ Trung Quốc muốn được đào tạo về cấy ghép tạng hay mô cơ thể;

* Các bác sĩ ở bên ngoài Trung Quốc không nên đến đó để đào tạo về phẫu thuật cấy ghép;

* Các đóng góp được gửi tới các tạp chí y học ở bên ngoài Trung Quốc về kinh nghiệm của nước này trong cấy ghép tạng nên bị từ chối;

* Các công ty dược ở mọi nơi nên bị cấm bởi chính phủ nước họ không được xuất khẩu đến Trung Quốc bất cứ loại thuốc nào chỉ được sử dụng trong phẫu thuật cấy ghép;

* Nghị viện các nước nên ban hành luật có hiệu lực xuyên biên giới, phạt việc tham gia vào cấy ghép tạng mà không có sự đồng ý.

* Và tất cả các chính phủ nên cấm nhập cảnh đối với bất cứ được biết là tham gia vào việc buôn bán và chuyên chở nội tạng mà không có sự đồng ý của người cho tạng được quyết định khi người cho tạng có đầy đủ thông tin.

Bài báo này được chuyển thể từ một bài phát biểu tại Quốc hội Pháp ở Điện Bourbon, Paris, Pháp hôm 19 tháng 10. Ngài David Kilgour là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và là đồng tác giả với ông David Matas của cuốn sách “Bloody Harvest” (Thu hoạch Đẫm máu).

 

Ngài David Kilgour, Luật sư

(Theo The Epoch Times)/TinDaChieu

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?