Trung Quốc: “Tôi thà làm điếm còn hơn làm giáo viên”

26/09/11, 18:38 Chuyện lạ

Bạn có thể tin nổi đó là những lời nói của một giáo viên trung học?

clip_image001

Ảnh chụp từ blog của nữ giáo viên Hàng Châu này

Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, những người trí thức có vai trò duy trì các giá trị của xã hội. Xu hướng này dường như đang đảo ngược. Nhân việc ngày nhà giáo hàng năm đang đến,một nữ giáo viên Hàng Châu đã viết: “Tôi thà làm một gái điếm hơn là làm một giáo viên” trên blog của mình. Thực trạng hiện nay của hệ thống giáo dục Trung Quốc, các giá trị đạo đức, phẩm chất của giáo viên và mức sống tương đối thấp của họ có liên quan tới việc này. Nó làm cho những người quan tâm tới tương lai của nền giáo dục Trung Quốc phải lo lắng.

Giáo viên này, tự nhận là có hai bằng cấp tại một trường đại học có uy tín đã viết: “Tôi thà làm một gái điếm hơn làm một giáo viên. Tôi biết nhiều người sẽ lên án tôi vì câu nói này. Tôi không biết học trò sẽ phản ứng như thế nào. Hãy tha thứ cho tôi. Câu nói ’Thiên tài chỉ có 1% là tài năng, còn lại 99% là mồ hôi công sức’ chỉ là chuyện cổ tích. Một cuộc sống tốt đẹp không phụ thuộc vào người khác, mà phụ thuộc vào cách bạn bán mình giỏi như thế nào”.

Cô mô tả cuộc sống của mình: “Tôi chỉ nhận được khoảng 2000 nhân dân tệ (300 USD) một tháng với vai trò là một giảng viên. Tôi sống trong một căn phòng cho thuê, mà chỉ có thể kê một chiếc giường và một cái bàn. Tôi phải rất cẩn thận với việc chi tiêu của mình. Để tiết kiệm 1 nhân dân tệ tiền điện một ngày, tôi phải sống mà không có điều hòa và phải tắt quạt cho dù tôi đang đổ mồ hôi đầm đìa”.

Một phụ nữ khác, bà Wang, là một giáo viên về hưu ở Bắc Kinh có chồng là một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh. Khi còn là một nhà nghiên cứu trẻ, ông đã phải nếm trải nhiều gian nan sau khi bị người khác đánh cắp những thành quả nghiên cứu của mình. Vợ ông đồng ý với lời của chồng mình: “Chọn làm một giáo viên là lựa chọn để nghèo.” Nhiều giáo viên phải sống vật lộn trong xã hội vì đồng tiền hiện nay để tuân theo đạo đức nghề nghiệp của họ. Theo bà Wang: “Vì theo đuổi tiền bạc, nhiều giáo viên chỉ muốn tăng thu nhập bằng cách dạy thêm. Điều này làm ảnh hưởng xấu tới các sinh viên và phụ huynh. Học sinh ngày nay không phải học những điều quan trọng. Trước đây, giáo viên được coi là “người ươm mầm non cho tương lai đất nước.” Họ giống như bác sĩ tâm hồn cho thế hệ đi sau, nhưng đạo đức ngày nay dường như đã khác xa như vậy”.

Mặc dù tiền bạc là cần thiết, nhưng nếu các giá trị chỉ được đo bằng tiền, thì tương lai của xã hội sẽ ra sao?

Hu Ping, tổng biên tập của Tạp chí mùa xuân Bắc Kinh, cho rằng xã hội Trung Quốc hiện nay coi khinh người nghèo đói chứ không coi khinh gái mại dâm, và các giá trị đã bị đảo ngược, ảnh hưởng đến nhận thức của người ta về nghề giáo viên.”Trong truyền thống Trung Quốc, dạy học là một nghề rất đáng kính, nhưng bây giờ nó không còn được coi trọng. Một lý do khiến cho việc nó không được coi trọng chắc chắn có quan hệ đến tiền lương; một nguyên nhân khác là giáo viên phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong xã hội Trung Quốc hiện nay khiến cho họ khó có thể đảm nhận vai trò làm người thầy của xã hội. Cũng giống như những ngành kinh doanh khác, lĩnh vực giáo dục cũng có những tiêu cực của nó, làm các giáo viên khó lòng cảm thấy như là một người đáng kính trong một môi trường như vậy”.

Giáo sư Zhang Tianliang đến từ Đại học George Mason bàn về việc trước đây công việc của người giáo viên không chỉ là dạy kiến thức mà còn dạy học trò cách đối nhân xử thế như thế nào.Việc dạy học trò làm người tốt là điều quan trọng. Bây giờ giáo viên chỉ truyền đạt các kiến thức khoa học và kỹ thuật cho thế hệ sau, mà không giảng về các giá trị đạo đức. Điều này dẫn đến sự trượt dốc nhanh chóng của đạo đức con người. Các giáo viên không còn được học sinh tôn trọng nếu họ áp dụng cách này. “Đảng Cộng sản Trung Quốc tự nó là một nhóm tội phạm đang thể hiện ra sự thối nát. Tư tưởng của học sinh đang thực sự bị tiêm nhiễm bởi hệ tư tưởng của nó, vì vậy thế hệ hiện nay đã bị tách ra khỏi văn hóa truyền thống”.

Một giáo viên nhận xét trên một blog, “Xã hội Trung Quốc và hệ thống giáo dục của nó làm cho đạo đức nghề giáo không thể trụ vững. Những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cảm thấy bị sỉ nhục khi đối mặt với những học sinh ngỗ ngược và mức lương thấp thậm chí làm cả con cái họ cũng coi thường nghề nghiệp của họ”.

 

Nguồn: KanZhongGuo/tin180

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?