Doanh nghiệp giải thể ‘bỗng dưng’ trở nên có giá trị

25/08/14, 16:35 Kinh tế

Thời gian qua, nhiều doanh nhân trẻ khởi nghiệp đã chọn cách mua lại các doanh nghiệp (DN) không còn hoạt động, nhằm lách luật “phải mua sắm tài sản cố định trên 1 tỷ đồng, khi thành lập mới doanh nghiệp”.

DN “không còn hoạt động” bỗng nhiên có giá

Đứng tên thành lập một DN nhỏ từ năm 2008, nhưng kinh doanh không có lãi, anh Nguyễn Hùng Nam (Hoàng Mai – Hà Nội) đã ngừng mọi hoạt động nhưng không làm thủ tục phá sản. Bỏ DN của  mình, anh Nam đi làm thuê cho tập đoàn lớn để ăn lương từ mấy năm nay và dường như quên mất mình đang là chủ của một DN.

Gần đây, anh Nam nhận được điện thoại hỏi mua DN của mình. Tuy nhiên, họ chỉ mua tư cách pháp nhân, còn các tài sản cố định không mua, hay một số hợp đồng đang còn dở dang không muốn dính dáng trách nhiệm. 

Anh Nguyễn Trung Thành, chủ một DN ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng vừa hoàn tất phi vụ mua bán công ty của mình với giá 300 triệu đồng. Anh cho hay, hơn một năm nay DN quảng cáo – truyền thông của anh gần như không hoạt động. Để trang trải nợ, anh quyết định bán công ty này. Điều mà nhiều ông chủ mới rất thích là công ty anh Dũng không có khoản nợ đọng nào.

Thực tế, có rất nhiều DN được thành lập nhưng kinh doanh không hiệu quả đã bị các ông chủ bỏ bê, không hoạt động nhưng không làm thủ tục phá sản. Hoặc có những DN chỉ để lấy tư cách pháp nhân ký hợp đồng, cùng cấp hóa đơn GTGT… nay không cần thiết cùng dừng hoạt động. Những DN loại này đang tồn tại rất nhiều trong cộng đồng các DN Việt Nam. Và những ông chủ như anh Nam, anh Dũng cũng không hề ít.

 

Mua bán doanh nghiệp “không còn hoạt động” ngày càng trở nên nhộn nhịp.

Anh Hoàng Trung Chính (Đống Đa – Hà Nội) kể lại chuyện bán DN của mình như sau:Khi làm thủ tục giải thế DN, tôi phải chứng nhận không bị nợ hóa đơn với cơ quan thuế. Đến cổng cơ quan thuế được một chị mời vào uống nước và đặt vấn đề muốn mua lại DN. Chị này phân tích, nếu làm thủ tục phá sản vừa mất công lại chẳng còn được đồng nào, còn nếu chuyển nhượng doanh nghiệp cho chị em được một khoản kha khá. Nghe thấy hợp lý, tôi đồng ý ngay”. Trong khi rất nhiều ông chủ đang phải lo lắng để làm thủ tục xin giải thể DN thì việc chuyển nhượng này lại giúp họ lấy được phần nào đó tài sản.

Vì thấy kiếm lợi được dễ dàng nên nhiều ông chủ sau khi bán DN của mình đã quay sang làm môi giới kinh doanh theo kiểu này.

Sau nhiều lần chứng kiến và tham gia những cuộc mua bán, chuyển giao chủ sở hữu DN thành công có giá trị cao, anh Nguyễn Quốc Trung (Thanh Xuân – Hà Nội) đang là cổ đông sáng lập của một DN tạm dừng hoạt động lại có ý định bỏ tiền để mua lại toàn bộ số cổ phiếu của DN nhằm mục đích sau này sẽ bán lại nó kiếm lời.

Mục đính của mình là thống nhất một mối để có thể chủ động bán cái DN này đi kiếm tý lời. Mấy ông bạn mình nắm cổ phiếu cũng chẳng thiết tha gì, vốn đăng ký cả tỷ nhưng bây giờ chỉ là còn số không. Chỉ cần một khoản, các cổ đông ra đi, mình toàn quyền quyết định mua bán dễ dàng”, anh Trung nói.

Mua DN không hoạt động để “lách luật”

Nguyên nhân của tình trạng này được các DN lý giải là Thông tư 219/2013/TT-BTCcủa Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014, quy định “các DN thành lập mới phải mua tài sản cố định trên 1 tỷ đồng”. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, quy định DN mới thành lập phải mua sắm tài sản cố định có giá trị trên 1 tỷ đồng nhằm hạn chế các DN “ma” thành lập để mua bán hóa đơn. Tuy nhiên, quy định này gây khó khăn rất lớn với những cá nhân muốn thành lập DN vì bước đầu gia nhập phải bỏ ra một số vốn khá lớn nhưng lại “chết” một chỗ. Và để lách quy định này, việc chọn mua DN thành lập trước đây là cách dễ dàng nhất. 

Vì thế, thay vì đăng ký DN mới, nhiều người đã săn mua những DN không còn hoạt động để thay đổi giấy phép về cổ đông, ngành nghề rồi tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Chưa tính hết rủi ro

Rất nhiều công ty đang có nhu cầu giải thể. 

Mặc dù việc mua bán DN đang khá nhộn nhịp, nhưng không phải DN nào cũng dễ mua. Biết trước tình trạng không dễ thành lập mới DN, nhiều ông chủ DN không còn hoạt động lại đòi giá cao hay tiếp tục ngồi trên đống đổ nát chờ cơ hội mới.

Anh Nguyễn Duy Toàn (Thanh Xuân – Hà Nội) chủ một DN chuyên kinh doanh đồ gia dụng được nhiều người săn đón ngỏ ý mua tư cách pháp nhân với giá rất cao nhưng không muốn bán. 

“Dù khó khăn, vẫn phải tìm cách tồn tại vì nếu bán đi, đến khi kinh tế hồi phục, có cơ hội làm ăn cần tư cách pháp nhân thì khó có thể đăng ký doanh nghiệp mới với quy định vừa đề ra”, anh Toàn nói. 

Còn anh N.D.Q (Hoàng Mai – Hà Nội) chủ DN phân phối hàng tiêu dùng đang lâm vào cảnh nợ nần nhiều năm có thể dẫn đến phá sản. Tuy nhiên, DN lại có hệ thống phân phối tốt, cũng được nhiều khách biết đến nên cũng được rất nhiều nhà đầu tư nhòm ngó và ra giá khá cao. 

Gần đây, một nhà đầu tư mới muốn mua toàn bộ DN để sở hữu tên tuổi và hệ thống phân phối nhưng N.D.Q quyết không bán mà chỉ muốn cùng góp vốn đầu tư để tiếp tục kinh doanh. 

Anh N.D.Q chia sẻ: “Bao năm công ty gây dựng tên tuổi, hệ thống phân phối… không dễ có thể làm lại được như vậy. Tạm thời, tôi chỉ chấp nhận đối tác đầu tư góp vốn chứ nhất quyết không bán”. 

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật Basico, việc mua bán DN phải  thông qua các cơ quan chức năng, chuyển nhượng vốn cũng phải thông qua cơ quan chức năng. Rủi ro lớn nhất đối với bên mua là không biết hết các khoản nợ nần của DN, nhưng sau đó DN vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ.

Theo vietnamnet

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?