10 công trình kiến trúc cổ đại ít được biết đến
Vạn Lý Trường Thành, đền Taj mahal, Machu Picchu và Kim Tự Tháp là một số ít trong những công trình kiến trúc cổ đại được biết đến. Còn rất nhiều những di tích ấn tượng của thế giới cổ đại mà ít ai được biết đến.
1. Lạc Sơn Đại Phật, Trung Quốc
Được coi là bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới với chiều cao gần 71m và rộng khoảng 28m được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, Trung Quốc. Lạc Sơn Đại Phật nằm tại nơi giao nhau của ba con sông ở miển nam tỉnh Tứ Xuyên là Mân Giang, Đại Đô và Thanh Y, cách địa cấp thị Lạc Sơn 3km về hướng đông. Bức tượng Phật được xây dựng từ năm 713 và mất khoảng 90 để hoàn thành. Hòa thượng Hải Thông, người chỉ huy xây dựng công trình hy vọng Đức Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm hơn, tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông.
2. Tượng đầu đá Olmec, Mexico
17 bức tượng đầu đá khổng lồ của tộc người Olmec nằm rải rác khắp vùng lãnh thổ Mexico là một trong những điều kì bí nhất thế giới, đến nay vẫn chưa được lý giải. Các tượng đá được khắc từ đá bazan núi lửa nguyên khối từ núi Tuxtlas, nặng từ 6 – 50 tấn và có chiều cao dao động từ 1,47m đến 3,4m. Xuất hiện từ khoảng năm 1400 – 300 TCN, các tượng đầu đá được cho là khắc tượng những tướng lĩnh vĩ đại của họ. Tuy nhiên, chiếc mũ của các pho tượng cho thấy có thể đây là tượng miêu tả đầu của các cầu thủ bóng đá bị hành quyết thời đó (thời Trung Mỹ, nếu chơi bóng thua người thua sẽ bị chặt đầu). Dựa vào đôi môi dày, mặt mỏng, mũi to và những đặc điểm trên bức tượng, các nhà khoa học cho rằng người Olmec là những người châu Phi đã tới định cư tại châu Mỹ.
3. Đền Hephaestus, Hy Lạp
Đền Hephaestus là ngôi đền Hy Lạp cổ đại được bảo tồn tốt nhất trên thế giới, được xây dựng để thờ thần Hephaestus, vị thần gia công kim loại. Được xây dựng vào khoảng năm 450 TCN trên một ngọn đồi nhỏ ở Thission, nơi thu hút khá nhiều du khách đến tham quan. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại ít được biết đến hơn so với ngôi đền nổi tiếng ở Acropolis, đền Parthenon. Đền còn được biết đến với tên gọi là Theseion, xây bằng đá cẩm thạch theo lối kiến trúc Doric gồm 34 cột đá, cổng vào điện thờ và hậu sảnh được trang trí bằng phù điêu cột Lonic (thay vì kiểu kiến trúc điển hình Triglyphs Doris).
4. Gobekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ
Ngôi đền là cấu trúc nhân tạo cổ nhất được phát hiện. Nằm trên đỉnh của một mỏm thuộc dãy núi cách khoảng 15km phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Được cho là đã được những người săn bắn hái lượm dựng lên vào 9000 năm trước Công nguyên (khoảng 11000 năm trước) nhưng tới nay nguồn gốc của nó vẫn là một bí ẩn lớn. Các cột đá vôi hình chữ T trong đền cao khoảng 2,5m và nặng tới 7 tấn, được chạm khắc hình nhiều loài động vật như cáo, bò cạp, kền kền, sư tử…
5. Sacsayhuaman, Peru
Đây là pháo đài khổng lồ nằm ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố cổ Cuzco, Peru (cố đô của đế chế Inca). Tàn tích còn lưu giữ cho đến ngày nay là các bức tường bên ngoài, được xây dựng một cách kiên cố theo một mô hình ngoằn ngoèo nằm ở ba cấp bậc khác nhau bằng những khối đá lớn khai thác từ một mỏ đá nằm cách đó hơn 3km, với kích thước mỗi khối khoảng 120 tấn. Các khối đa không có hình dạng đồng đều khi đặt chúng với nhau lại vô cùng pvừa vặn và bền vững mà không cần trát vữa.
6. Đền Hercules Victor, Ý
Nằm tại Forum Boarium, một trong những điểm du kịch nổi tiếng ở Roma, đền thờ Hercules Victor là một ngôi đền tròn được xây dựng từ khoảng TK2 theo phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ điển. Ngôi đền gồm phần nội điện bên trong và 20 thức cột Corinth bên ngoài, nhưng đến nay chỉ còn lại 19 cột. Đền Hercules Victor được coi là công trình bằng đá cẩm thạch được bảo tồn hoàn hào nhất ở Roma.
7. Tàn tích Chavin de Huantar, Peru
Tuy không phải một địa điểm nổi tiếng nhưng Chavin de Huantar cũng là một địa điểm được đưa vào danh sách Di sản Thế giới bởi những những tàn tích của nền văn hóa Chavin, xuất hiện trước cả người Inca, được cây dựng từ khoảng 900 năm TCN. Nơi đây được xem là địa điểm dùng để hội họp và thờ cúng. Chiến tranh giữa các bộ lạc và thiên tai là những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của nền văn hóa Chavin.
8. Khu di tích Nalanda, Ấn Độ
Khu di tích Nalanda ngày nay là phần còn sót lại của một trung tâm học tập bậc cao cổ đại ở bang Bihar, Ấn Độ được thành lập vào khoảng năm 450. Trong giai đoạn đỉnh cao của mình, tổ chức có hơn 2.000 giảng viên cùng khoảng 10.000 học viên và là trường học tồn tại lâu nhất trong thời gian đó. Từ năm 1193, ngôi trường bị tàn phá dần bởi những kẻ tấn công theo đạo Hồi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
9. Di chỉ khảo cổ Mohenjo-Daro, Pakistan
Hàng ngàn năm trước, tại khu di chỉ khảo cổ Mohenjo-Daro từng tồn tại một khu đô thị lớn vô cùng phát triển cho đến khi nó bị tàn phá vào năm 1500 TCN và được phát hiện lại vào năm 1921, khi các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật vùng đồng bằng ngập lũ ở sông Indus. Nhà cửa tại đây được xây dựng bằng gạch nung với hệ thống thoát nước vô cùng hoàn chỉnh ngay cả một số đô thị hiện đại bậc trung cũng chưa thể đạt tới.
10. Chogha Zanbil, Iran
Nằm ở tỉnh Khuzestan, tây nam Iran, Chogha Zanbil là một ziggurat (một cấu trúc xây dựng cổ xưa của người Sumer thuộc vùng Lưỡng Hà) hoặc một đền thờ lớn được xây dựng vào khoảng năm 1250 TCN bởi vua Elamite là Untash Napirisha. Chogha Zanbil là một trong số ít những ziggurat gần như còn tồn tại trong tình trạng nguyên sơ. Khu phức hợp được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1979 và cũng là di sản đầu tiên được công nhận ở Iran.
Hồ Duyê[email protected]
Theo Whenonearth.