Canada cáo buộc Trung Quốc là tội phạm Internet

16/08/14, 18:32 Thế giới

Một vụ tấn công vào hệ thống mạng của Uỷ ban Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council) – Tổ chức nghiên cứu phát triển lớn nhất Canada – khiến hệ thống máy tính phải tắt và xây dựng lại sau một tháng bị tấn công. Vào thứ Ba, một báo cáo của chính phủ đã xác định cuộc tấn công là hoạt động vô cùng nguy hiểm, được nhà nước Trung Quốc tài trợ.

Cáo buộc khiến Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Tần Cương chỉ trích gay gắt. Ông cũng là người từng phát biểu trong một diễn văn rằng chế độ Trung Quốc phản đối các hoạt động tội phạm dưới mọi hình thức nhằm phá hoại hệ thống máy tính và Internet.“Phía Canada đã vô trách nhiệm khi đưa ra buộc tội thiếu căn cứ chống lại Trung Quốc trong khi không có bằng chứng rõ ràng”- bản tuyên bố cho biết.

Điều không rõ ràng là bằng cách nào Bộ Ngoại giao Trung Quốc biết đó là những bằng chứng gì vì nó là hoạt động phản gián phải được giữ bí mật theo quy tắc hoạt động của Cơ quan Tình báo Canada.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Canada rút lại cáo buộc, và gọi đó là vô căn cứ.

Quá khứ im lặng của Canada

Các vụ tấn công mạng trước đây được cho là đến từ Trung Quốc, nhưng chỉ một vài công ty truyền thông trích dẫn nguồn tin vô danh từ chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ chính thức xác nhận một vụ tấn công là đến từ đối tượng nào ở Trung Quốc, mặc dù Cơ quan Tình báo và An ninh Canada đã xác định chế độ Trung Quốc là mối lo ngại hàng đầu vì những hoạt động gián điệp.

Vào năm 2010, cựu Giám đốc Uỷ ban Tình báo và An ninh Canada- ông Richard Fadden, đã gây tranh cãi khi công khai phát biểu về những nỗ lực của các chính phủ nước ngoài đang cố gắng tác động lên các dân biểu Canada. Ông cho rằng, trong số đó, Trung Quốc là nước hung hăng nhất.Trong một cuộc phỏng vấn với Công ty Truyền hình Canada (CBC) ông nói: “Đây hoàn toàn là một vấn đề nghiêm trọng, nếu phải đưa ra lời phỏng đoán, tôi cho là nó sẽ còn tồi tệ hơn”.

Vài tuần sau, Richard Fadden bị chỉ trích vì lời phát biểu trên nhưng các quan chức Canada lại lưỡng lự điều tra tính chính xác trong những lời bình luận của ông.

Nghị sĩ Đảng Tự do ông Borys Wrzesnewskyj, người đã chuẩn bị nêu vấn đề tại cuộc điều trần trước Quốc hội, sau đó đã bị bịt miệng bởi ông Michael Ignatieff, lãnh đạo Đảng Tự do của mình. Thời điểm đó, ông Ignatieff đang ở Trung Quốc.Wrzesnewskyj biết ông sẽ gặp rắc rối với đảng của mình khi đưa ra vấn đề này, nhưng nghĩ rằng cuối cùng ông sẽ có cơ hội đưa nó vào chương trình nghị sự.“Nó gần như là một ván cờ. Tôi nghĩ mình phải nhận ra làm cách nào để đưa những tư liệu hết sức quan trọng ra trước công chúng thông qua quy trình của Ủy ban Quốc hội”- ông nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 với Thời báo Đại Kỷ Nguyên.

Một nguồn tin thân cận khác nói với Đại Kỷ Nguyên rằng sự thay đổi luật an toàn thông tin của Canada khiến các cựu công chức biết rõ vấn đề sẽ khó khăn hơn để nói ra.

Ngoại trưởng Canada- John Baird đã ở Trung Quốc tại thời điểm cuộc tấn công được công bố. Ông đã nêu ra vấn đề bằng văn bản với chính quyền Trung Quốc nhưng bản báo cáo công khai từ văn phòng của ông trong thời gian viếng thăm lại tập trung vào nỗ lực tăng cường quan hệ thương mại của Canada với Trung Quốc.

Theo Daikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?