Làm thế nào để nâng tầm ảnh hưởng và vượt qua đòn trừng Phạt của Phương Tây?

12/08/14, 17:50 Kinh tế

Trước thảm kịch rơi máy bay Malaysia Airlines và tình hình hỗn loạn leo thang ở Ukraine, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã có những động thái nhằm áp dụng các lệnh trừng phạt mới đối với Nga. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: wikipedia.org)

Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: wikipedia.org)

Nhưng điều này đang làm dấy lên một câu hỏi lớn hơn rất nhiều, đó là về mục đích sau cùng của việc này? Liệu chúng ta có thật sự đang cố gắng thay đổi lối hành xử của Vladimir Putin – hay chỉ đang cố gắng gửi đi một thông điệp nhằm lên án lối hành xử của ông ta? Hay liệu các lệnh trừng phạt chỉ được thiết kế để bày tỏ sự phẫn nộ của lương tâm trước các hành vi quá khích mà chúng ta không thể chỉ giữ im lặng và không làm gì cả?

Nói cách khác, liệu các lệnh trừng phạt “có hiệu quả” trong việc cải biến hành vi của Putin? Đó có là mục đích được bao hàm trong lệnh trừng phạt?

 

Như bài viết của tôi có chủ đề về lệnh trừng phạt trong mục Weekly Wonk vào tháng năm vừa qua, các sắc lệnh trừng phạt có các mục tiêu khác nhau trong các trường hợp khác nhau, và ngay cả các mục tiêu khác nhau trong cùng một trường hợp cụ thể.

Vì vậy, khi chúng ta đặt câu hỏi về việc liệu các lệnh trừng phạt sẽ có hiệu quả trong một trường hợp nhất định nào đó, thì đầu tiên chúng ta cần phải hiểu và xác định được các động lực cơ bản hay các mục đích trong hoàn cảnh đó. Rất nhiều lúc, chúng ta tùy tiện áp đặt các lệnh trừng phạt lên người dân và các địa phương nào đó rồi đi hỏi các chuyên gia về tính hiệu quả của chúng trong khi không hề xét đến các động lực hay xác định mục tiêu cần phải đạt.

Nhưng nếu chúng ta không có một nhận thức rõ ràng về lý do tại sao chúng ta áp đặt các lệnh trừng phạt và về mục tiêu chúng ta hy vọng sẽ đạt được, thì chúng ta sẽ không thể thật sự đánh giá được mức độ hiệu quả của nó.

 

wonk-quote-1

Động lực cơ bản khi áp đặt các lệnh trừng phạt bắt nguồn từ một luận điểm cho rằng việc ngồi yên và không hành động gì trước các lối hành xử tồi tệ nào đó (như là nói dối, lừa đảo, phá vỡ các quy tắc quốc tế hoặc giết hại người dân vô tội) là điều không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.

Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta chỉ đơn giản nhìn nhận các lệnh trừng phạt như một phương tiện để duy hộ công lý. Chúng ta coi các lệnh trừng phạt có thể ngăn cản các hành vi quá khích và xếp loại một số lối hành xử nhất định vào danh sách không thể chấp nhận được.

Động lực cơ bản khi áp đặt các lệnh trừng phạt cho rằng việc ngồi yên và không hành động gì trước các lối hành xử tồi tệ nào đó (như là nói dối, lừa đảo, phá vỡ các quy tắc quốc tế hoặc giết hại người dân vô tội) là điều không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.

 

Cứ cho rằng việc cải biến hành vi của mục tiêu bị trừng phạt không phải là mục đích chủ yếu. Nếu như vậy, thì việc áp đặt lệnh trừng phạt nặng tay nhất có thể sẽ là phương án hiệu quả nhất.

Lấy ví dụ, trong trường hợp của ông chủ đội bóng rổ NBA Clippers Don Sterling, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia NBA có lẽ ít quan tâm đến việc thực sự thay đổi thái độ của Don Sterling trong các cuộc tiếp xúc trong tương lai với ông ta, hơn là đưa ra một lời tuyên bố khẳng định rằng hành vi như vậy sẽ không được tổ chức chấp nhận.

Ngoài ra, lệnh trừng phạt cũng có thể làm tổn hại đến uy tín của một cá nhân hoặc một đất nước và sẽ có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của các đối tượng khác về tính nặng nhẹ của vấn đề, ngay cả khi các mức thiệt hại là chưa đủ để tác động đến một lối hành xử nhất định. Vì vậy, ngay cả khi các lệnh trừng phạt không thật sự thay đổi được hành vi hay suy nghĩ của đối tượng, chúng vẫn có thể góp phần ngăn cản đối tượng tiếp tục gây hại hay tiếp diễn các hành vi quá khích bởi lẽ các đối tượng khác sẽ không dễ dàng chấp nhận các lối hành xử như vậy hay tin tưởng vào các động cơ của đối tượng đó.

Tuy nhiên, nếu một trong những mục đích chủ yếu của lệnh trừng phạt là để thay đổi lối hành xử của người hoặc quốc gia nào đó (có lẽ đây là mục đích chúng ta muốn đạt được với Nga), thì sẽ không có mấy hiệu quả nếu chỉ đơn thuần gia tăng các thiệt hại về mặt kinh tế cho tới khi bên bị trừng phạt sụp đổ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin chấp nhận chịu thêm tổn thất? Hay nếu lệnh trừng phạt sẽ chỉ làm tổn hại đến những người khác, chẳng hạn như những người dân, chứ không phải đến cá nhân Putin? Sẽ thế nào nếu để có thể thay đổi lối hành xử của Putin thì tổn thất phải chịu là không cách nào đạt được trên thực tế, bởi vì chúng cũng sẽ trở nên quá tốn kém cho Mỹ và Châu Âu?

Cuối cùng, sẽ thế nào nếu thiệt hại gia tăng đáng kể cho Nga làm Putin cảm thấy như ông không còn gì để mất và từ đó thực hiện thêm nhiều hành vi quá khích hơn nữa?

Mức độ hiệu quả của các lệnh trừng phạt, bất kể là để chống lại chủ nghĩa khủng bố hay để ngăn chặn hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân, không thể tính toán sao cho hoàn hảo được. Tuy nhiên, trên phương diện các vấn đề quốc tế, nghiên cứu đã gợi ý rằng các biện pháp chỉ tập trung vào việc gia tăng thiệt hại của các lệnh trừng phạt kinh tế thường có xu hướng thất bại trong việc cải biến lối hành xử vì nhiều lý do khác nhau.

Giáo sư Daniel Drezner thuộc trường Đại học Tufts đã đưa ra khái niệm “nghịch lý của lệnh trừng phạt”, ông cho rằng các quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt thường chuẩn bị cho thất bại bởi vì họ sẵn có nguy cơ cao sẽ gặp phải các mâu thuẫn trong tương lai và do đó họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến các thiệt hại về mặt kinh tế và uy tín trong dài hạn nếu quyết định nhượng bộ.

Do đó, đối tượng sẽ khó có thể nhượng bộ trước các đòi hỏi bởi vì nó sợ rằng điều này sẽ làm mất đi tầm ảnh hưởng trong các cuộc tranh chấp tương lai với quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt lên nó. Luận điểm của Drezver cũng có thể áp dụng với các tổ chức khủng bố bằng lôgíc tương tự, nhưng trong hoàn cảnh khi những tổ chức như vậy thường có ít tài nguyên hơn một quốc gia, nên biểu hiện của chúng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với một quốc gia khi phải chịu thêm nhiều thiệt hại từ những lệnh trừng phạt mạnh tay hơn nữa.

Mặt khác, các chiến thuật thông thường không nhất quán của các nhóm khủng bố có thể cho phép chúng tiếp tục hoạt động và reo rắc nỗi kinh hoàng chỉ với nguồn lực ít ỏi. Thế nên, trong khi các lệnh trừng phạt có thể làm chậm lại nhịp độ hoạt động hoặc thay đổi hành vi của đối tượng, nó sẽ không thể thay đổi được động cơ căn bản hoặc thật sự ép buộc các nhóm tổ chức triệt để thay đổi lối hành xử của họ qua thời gian.

wonk-quote-2

Đáng tiếc, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được đo lường một cách hoàn hảo và Mỹ tiến hành một chính sách ngoại giao khéo léo, thành công vẫn không chắc chắn. Ngoại giao trung thực và thành khẩn là một con đường hai chiều.

Các nghiên cứu khác gợi ý rằng lệnh trừng phạt khó có thể có hiệu lực với các chế độ chuyên quyền, như là Iran, khi so với các nước dân chủ.

Dưới thể chế độc tài, sẽ chỉ có một liên hệ mỏng manh giữa người dân – vốn phải chịu hậu quả trực tiếp nhất từ các sắc lệnh trừng phạt – và chế độ vốn có khả năng thay đổi lối hành xử của một quốc gia.

Đó là lý do tại sao Mỹ đã chuyển hướng sang chiến lược áp đặt các lệnh trừng phạt chủ định và nhắm vào các ngành kinh doanh nhất định, các cá nhân và những ai liên quan đến hành vi ra quyết định của quốc gia đó.

Vậy, những điều này có ý nghĩa gì đối với các lệnh trừng phạt mới bổ sung đối với Nga vừa qua? Một chiến lược nhằm gia tăng các lệnh trừng phạt đối với Nga trên thực tế có thể là điều cần thiết để góp phần thay đổi lối hành xử của Putin, nhưng tự chúng sẽ không đủ để thay đổi hành vi của Putin. Dù như vậy, nhưng việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt sẽ rất có hiệu quả trong việc thực hiện các mục đích khác, như trừng phạt Nga về mặt kinh tế, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ và ngăn chặn các cá nhân khác có các hành vi tương tự trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu Mỹ và Châu Âu cũng muốn thay đổi lối hành xử của Nga, thì họ cần xem xét lại lịch sử của các lệnh trừng phạt trong quá khứ để hiểu rằng chỉ đơn giản gia tăng tổn thất không nhất định cho ra các hệ quả chính trị mong muốn.

Nghiên cứu của tôi nhìn vào phạm vi quốc tế và đã cho chúng ta thấy rằng để thay đổi lối hành xử của các nước theo một chiều hướng mong muốn bạn cần phải sẵn lòng trao đổi và đàm phán ngay cả khi áp đặt những lệnh trừng phạt nặng tay. Cần có một sự thấu hiểu đối tượng và một sự sẵn lòng tiến hành chính sách ngoại giao trung thực và tin cậy.

Trong nghiên cứu, tôi nhìn vào hơn 100 giai đoạn trong đó Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên các nước khác. Tôi phát hiện ra rằng, việc thiết lập liên kết ngoại giao sẽ làm tăng tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt, trong khi việc ngắt các liên kết ngoại giao lại cho ra kết quả ngược lại.

Tôi phát hiện được khi Mỹ đóng cửa các Đại sứ quán của nó ở các nước mục tiêu, thì tỷ lệ thất bại của các lệnh trừng phạt sẽ tăng từ 42% lên đến 73%. Đó là bởi vì việc đàm phán sẽ tạo ra thông tin tình báo tốt hơn về đất nước mục tiêu và cải thiện các kênh liên lạc. Nó cải thiện khả năng truyền đạt các yêu cầu, giúp nhắm tới đúng mục tiêu, và kiểm soát ảnh hưởng của lệnh trừng phạt cũng như kiểm định chính sách qua thời gian.

Chính sách ngoại giao cũng cung cấp một cái nhìn vào quá trình ra quyết định của chế độ, cũng như động cơ và điểm yếu của đối thủ. Sự tương tác ngoại giao tăng cường cũng giúp làm sáng tỏ bản chất của của các yêu cầu đối với các nước bị trừng phạt và giải quyết sự mơ hồ giữa các bên liên quan.

Đáng tiếc, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được đo lường một cách hoàn hảo và Mỹ tiến hành một chính sách ngoại giao khéo léo, thành công là điều vẫn chưa thể đảm bảo. Chính sách ngoại giao chân thật và trung thực là một hoàn cảnh hai chiều.

Rốt cục, một bên có thể tiếp tục lừa dối bên còn lại hoặc thiếu sự tự giác cần thiết để nhận trách nhiệm hoặc có một cuộc thảo luận trung thực về sự bất đồng giữa hai bên. Những vấn đề này không chỉ giới hạn ở mức độ quốc gia. Đáng tiếc thay, sẽ luôn có những người khăng khăng giữ lấy lối hành xử tiêu cực kể cả khi phải đối mặt với các tổn thất, đồng thời trốn tránh các nỗ lực ngoại giao trung thực, bất kể là trong kinh doanh, thể thao, chính trị hoặc các vấn đề cá nhân.

Nhưng ngay cả khi các lệnh trừng phạt không hoàn toàn đạt được các mục tiêu chính thức của chúng, nó không có nghĩa là chúng sẽ hoàn toàn thất bại: Các biện pháp trừng phạt thông minh sẽ vẫn có thể tạo ra một kết quả mong muốn hơn là không làm gì cả, mặc dù đôi lúc sẽ cho ra một kết quả không hoàn hảo.

Trong trường hợp của Nga, việc áp đặt các lệnh trừng phạt trên nhiều mặt chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga. Chúng cũng báo hiệu rằng Mỹ và Châu Âu sẽ không ngồi lỳ ở đó trước các diễn biến gần đây của các sự kiện. Họ cũng có thể tạo thêm khó khăn cho những ai muốn hợp tác với Nga và họ rất có thể sẽ thay đổi các tính toán muốn lấn tới phía trước của Putin.

Dù nói như vậy, nhưng Putin cũng có thể cảm thấy bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt gần đây và trở nên kháng cự hơn với thay đổi hoặc ông ta có thể tiếp tục các hành vi như vậy bởi vì ông có thể cho rằng Mỹ và Châu Âu thật sự không còn quá nhiều trong kho vũ khí chính sách của họ để có thể đe dọa ông với các thiệt hại kinh tế.

Trong bài báo gần đây về Putin trên tờ New Republic, Julia loffe đã chỉ ra trong tiêu đề rằng “Phương Tây đã cô lập Putin – và đó là khi ông trở nên nguy hiểm nhất”. Cô viết như sau: “Áp đặt lệnh trừng phạt lên Putin là một ván bài may rủi. Không phải bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Mỹ và Châu Âu, nhưng bởi vì rất khó để dự đoán xem Putin sẽ hành động theo hướng nào”.

Vì vậy, nếu chúng ta thật sự muốn tối đa hóa cán cân của chúng ta đối với hướng đi của Putin, thì số lượng các lệnh trừng phạt nặng bao nhiêu, số lượng các công sức ngoại giao kèm theo để đảm bảo các hiệu quả dự tính trước cho các lệnh trừng phạt này sẽ cần phải lớn bấy nhiêu.

Nó chỉ làm tình hình tệ hơn trước thực tế rằng vị trí đại sứ Mỹ tại Nga đã bị bỏ trống từ tháng hai năm nay. Có lẽ vị Đại sứ Mỹ tại Nga sắp tới được công bố trong tuần này có thể bổ sung thêm vào các biện pháp trừng phạt bằng chính sách ngoại giao tài hoa và khéo léo.

Hơn nữa, chúng ta có lẽ rất cần một hội nghị thượng đỉnh ngoại giao cấp cao với Putin và các nhà lãnh đạo khác để tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn có thể duy trì cũng như các giải pháp chính trị trước cuộc khủng hoảng chính sách quốc tế này.
Về tác giả

Wonk-author
Tara Maller là thành viên nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Quốc tế tại Tổ chức New America. Hiện nay cô cũng đang giữ chức vụ Phó Giám đốc phụ trách Giao tiếp Chiến lược của Dự án Franklin tại Viện Aspen. Cô đã nhận bằng tiến sĩ ngành Khoa học Chính trị tại MIT, và luận án của cô tập trung vào chủ đề sắc lệnh trừng phạt. Trước đây Tara Maller là một nhà bình luận quân sự tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tara Maller đã xuất hiện dưới vai trò một nhà bình luận trên các kênh Bloomberg, CNN, MSNBC, Fox, Al Jazeera America và HuffPost Live.

Bài viết này được đăng bản gốc trên The Weekly Wonk, tạp chí điện tử của New America. 

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?