Khủng hoảng nhân đạo nhìn từ nạn đói Đông Phi

13/08/11, 22:19 Thế giới

 Phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Đông Phi còn xa mới theo kịp nhu cầu khẩn cấp, mặc dù nạn đói khủng khiếp nơi đây được đánh giá chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Một sự phân phối lại trên quy mô lớn nguồn của cải là cần thiết để ngăn chặn những cái chết vô nghĩa vì nghèo đói khắp thế giới. Đó là quan điểm mà Rajesh Makwana và Adam Parsons thuộc tổ chức Share the Word’s Resources (STWR) chia sẻ trong bài viết dưới đây, xin giới thiệu tới quý độc giả.

Đằng sau cuộc khủng hoảng lương thực

Bên cạnh các cuộc khủng hoảng nhân đạo thầm lặng bên ngoài Đông Phi, cuộc khủng hoảng lương thực đang lan rộng ở vùng Sừng Châu Phi là một thảm kịch khác, phản ánh sự rối loạn chức năng và bất công cố hữu trong cấu trúc của nền kinh tế thế giới. Mặc dù các yếu tố đang tạo nên nạn đói hoành hành khắp một khu vực rộng lớn chính là trận khô hạn tồi tệ nhất trong 60 năm qua, là giá lương thực leo thang và cuộc xung đột tiếp diễn trong khu vực, song vấn đề nằm ở chỗ, cuộc khủng hoảng này chủ yếu là do con người gây ra và hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu có đủ nguồn của cải để phân phối tới tất cả những người có nhu cầu.

Khoảng 10,7 triệu người đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp, trong khi mỗi ngày vẫn có tới hàng ngàn người trốn chạy khỏi một Somalia đang kiệt quệ để tìm nơi nương náu trong các trại tị nạn tạm thời khắp các nước láng giềng Ethiopia và Kenya. Liên hiệp quốc đã chính thức ban bố tình trạng đói khát đang hoành hành ở hai khu vực phía nam Somalia, nơi có ít nhất 20% hộ gia đình hoàn toàn không có lương thực và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác, nơi mà cái đói, cái chết và cảnh cơ cực đã hiển hiện.

Theo Mạng lưới Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói, thì mức hỗ trợ nhân tạo chưa thỏa đáng hiện tại có thể sẽ dẫn tới một nạn đói lan rộng khắp 8 khu vực nam Somalia trong vòng 2 tháng tới và có thể dẫn tới “một sự sụp đổ toàn diện về sinh kế/xã hội”.

Nhìn lại thì tình trạng thiếu an ninh lương thực ở Đông Phi đã là mối quan ngại thường trực trong vài thập kỷ qua, và rất nhiều tổ chức nhân đạo đã nỗ lực thu hút sự chú ý của thế giới tới nguy cơ xảy ra một nạn đói ở những quốc gia này. Năm 2010, Liên hiệp quốc cũng đã kêu gọi hỗ trợ 500 triệu USD để củng cố an ninh lương thực ở khu vực này song cũng chỉ xoay sở được một nửa số đó từ các nhà tài trợ. Hậu quả là phạm vi nạn đói đã lan rộng và tăng vọt trong những tháng gần đây; ở vài khu vực số trẻ em bị suy dinh dưỡng đã ở tăng gấp ba lần mức độ khẩn cấp thông thường. Ít nhất nửa triệu trẻ em có nguy cơ tử vong nếu không được cứu trợ khẩn cấp, theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF)

Tình trạng thiếu các nguồn lực cần thiết là rất đáng báo động ở Somalia, song song với mức viện trợ chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu về thực phẩm, nước sạch, chỗ ở và các dịch vụ y tế của hàng trăm ngàn người Somailia trong cơn tuyệt vọng. Vấn đề cốt lõi mà nhiều tổ chức nhân đạo gặp phải là các phản ứng quốc tế chưa tương xứng với nhu cầu cấp bách của những người bị ảnh hưởng bởi các thảm họa nhân đạo, đặc biệt là thiếu sự hỗ trợ quốc tế để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng, cũng như để giảm nhẹ các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đang lan rộng khắp Đông Phi chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự bần cùng hóa và những cái chết vô nghĩa vẫn là những thảm họa hiện hữu hàng ngày và rộng khắp mà không được truyền thông thế giới hay công chúng chú ý. Ít nhất 41.000 người ở các nước đang phát triển vẫn tiếp tục qua đời mỗi ngày vì các căn bệnh dễ dàng phòng tránh và hầu như không tồn tại ở các quốc gia thu nhập cao, như sốt rét, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng. Bất chấp quy mô của những cái chết có thể phòng ngừa này – khoảng 15 triệu người tử vong mỗi năm mà một nửa trong số đó là trẻ dưới 15 tuổi – vẫn không có một công nhận chính thức nào cho thấy tình trạng khủng hoảng đó cũng được coi là một thảm họa nhân đạo cần được được giải quyết một cách phù hợp.

 

Ảnh: In2eastafrica.net

 

Sự thiếu tham vọng chết người

Tỷ lệ tử vong đáng hổ thẹn đang tồn tại chính là kết quả của một thảm họa nghèo đói đang diễn ra thầm lặng trên thế giới song lại nhận được sự hỗ trợ thiếu tương xứng. Hơn một thập kỷ qua, các nỗ lực quốc tế nhằm giảm nạn đói đã là trung tâm của Mục tiêu Thiên niên kỷ vốn được đồng thuận toàn cầu để “cán đích” vào năm 2015. Song, mặc dù các Mục tiêu thiên niên kỷ đã tập trung vào tình trạng nghèo đói trên toàn cầu, chúng vẫn được coi là có cách tiếp cận chưa thỏa đáng và hời hợt đối với phát triển kinh tế và cứu sống con người.

Những nguyên tắc chính trị nhạy cảm về sự công bằng và công lý phân bổ được thể hiện trong Tuyên bố Thiên niên kỷ đã dần phai nhạt trong các thuyết phát triển chính thức, cùng với một sự thiếu tham vọng chết người. Cụ thể, ngay cả khi Mục tiêu thiên niên kỷ đạt được mức giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo, thì vẫn còn tới 882 triệu người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực vào năm 2015. Như vậy, với trọng tâm chỉ giảm số lượng người sống dưới ngưỡng có thể sống sót của con người, Mục tiêu thiên niên kỷ đã ngầm thừa nhận sự tiếp diễn những cái chết do nghèo đói mỗi ngày. Tương tự, các mục tiêu 4 và 5 cam kết giảm 3/4 tỷ lệ tử vong ở bà mẹ vào năm 2015 và 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã thừa nhận không chỉ sự tồn tại của vô số những cái chết của bà mẹ, trẻ em tới giai đoạn cuối của Mục tiêu thiên niên kỷ mà còn hàng triệu cái chết vô nghĩa như vậy trong suốt thời gian trước đó.

Trong một thế giới toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, có lẽ sẽ không có sự phát triển nào ý nghĩa trong khi vẫn còn nhiều người đến thế sống trong cảnh đói nghèo và chết yểu một cách vô nghĩa. Những tác động đến các gia đình, các cộng đồng và các nền kinh tế là vô cùng nghiêm trọng và phòng ngừa những cái chết này là một sự cần thiết khẩn cấp về mặt đạo đức. Thậm chí trong cả những tính toán kinh tế thô thiển nhất, thì việc ngăn chặn những cái chết không đáng có cũng có thể là một khoản đầu tư đáng kể vào nguồn vốn con người bởi những con người khỏe mạnh, được đảm bảo những nhu cầu thiết yếu sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của cộng đồng và quốc gia. Không thể chấp nhận bất cứ quan điểm xã hội, đạo đức hay kinh tế nào cho rằng không thể có ngay nguồn lực cần thiết để giải quyết các cuộc khủng hoảng thiếu đói, đặc biệt khi nó là biểu hiện rõ ràng của một tình trạng có nguy cơ trở thành một nạn đói lan rộng.

Các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói đe dọa tính mạng của hàng triệu người ở các nước nghèo nhất vì vậy phải đặt mục tiêu cao hơn nhiều và phải cung ứng nhiều hơn mức hỗ trợ thảm họa, viện trợ tình nguyện và viện trợ có điều kiện thiếu thỏa đáng như hiện tại. Một sự phân bổ lại trên quy mô lớn nguồn của cải là cần thiết để ngăn chặn các thảm họa nhân đạo, phòng ngừa tình trạng bần cùng và những cái chết do đói nghèo. Với quy mô của các thảm họa liên quan, một chương trình quốc tế cứu trợ khẩn cấp phải trở thành ưu tiên cao nhất của các chính phủ toàn cầu, song song với những hỗ trợ cho các nước đang phát triển để đảm bảo rằng các quốc gia có thể cung cấp phúc lợi và các dịch vụ thiết yếu cho tất cả công dân của họ. Các nỗ lực nhằm cải thiện sự phân phối lại của cải ở phạm vi quốc gia thông qua phát triển công nghiệp địa phương, ưu đãi thuế và cung cấp bảo trợ xã hội toàn diện cho tất cả người dân phải trở thành trọng tâm mới của chính sách phát triển quốc tế.

Trọng tâm của sự chuyển đổi phát triển này là nguyên tắc chia sẻ vốn là hiện thân của các giá trị đạo đức thể hiện tính nhân đạo đã được thừa nhận trên toàn cầu. Điều chỉnh các đàm phán về chính sách quốc tế gần gũi hơn với nghĩa vụ đạo đức chung có thể là cách chuộc lại nhiều thập kỷ chính sách xã hội và kinh tế bất công, giúp ngăn chặn nạn đói trong tương lai, đồng thời thể hiện một tầm nhìn tiến bộ và phát triển. Ở khía cạnh đơn giản nhất về kinh tế, sự chia sẻ nhắm tới tính cần thiết phải phân phối lại của cải từ nơi giàu có đến nơi nghèo khó và sự chuyển đổi các lợi ích thương mại và tài chính hướng tới đại bộ phận dân số thế giới.

Rốt cuộc, cuộc khủng hoảng Đông Phi đang tạo ra một cơ hội để đặt ra yêu cầu về sự chia sẻ nguồn của cải một cách công bằng trên toàn thế giới và đối với các nhà lập pháp, đó là yêu cầu đặt ưu tiên hoàn thành mục tiêu xóa đói nghèo lên trên tất cả các mối quan tâm khác.

(Theo STWR, 7/2011)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng