‘Mã Đen’ – góc nhìn khắc nghiệt vào thực trạng hệ thống Y tế Hoa Kỳ
Năm 1986, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật cho phép tất cả công dân có thể tiếp cận các phòng cấp cứu một cách dễ dàng và nhanh chóng, vì vậy bệnh viện công đã trở thành mạng lưới an toàn sức khỏe cho mọi công dân. Cựu Tổng thống George W.Bush đã từng nói: “Tất cả mọi người có quyền tiếp cận các dịch vụ y tế ở Mỹ. Các bạn chỉ cần đi đến các phòng cấp cứu”.
Tuy nhiên, phòng chờ cấp cứu hiện đang trong tình trạng quá tải ở Mỹ. Hãy tưởng tượng phòng cấp cứu luôn căng thẳng với những vết thương bị dao đâm hay do súng đạn; sau đó hãy tưởng tượng công suất làm việc đến 80 giờ một tuần, làm việc trong tình trạng kiệt sức. Tất cả những cảnh tượng xảy ra tại phòng cấp cứu đều được ghi lại trong một cuốn phim. Đó là những gì bác sĩ, nhà làm phim, Tiến sĩ Ryan McGarry, một bệnh nhân từng bị ung thư máu đã làm- bộ phim tài liệu “Mã đen” (Black Code).
Trên thực tế, “Mã đen” được sử dụng tại Bệnh viện hạt Los Angeles là mã màu cho biết phòng chờ cấp cứu đang ở tình trạng quá tải. “Mã xanh” là ở mức độ thấp. Nhưng nếu 1 là cấp độ một cơn đau tim và 4 là cấp độ bị cảm lạnh thông thường thì ngày nay những phòng chờ bệnh viện chật ních những người cấp độ 2, và họ phải đợi hàng tiếng đồng hồ để nhận được điều trị.
Mỗi người có giới hạn của họ. Đó là lý do tại sao bộ phim tài liệu tuyệt vời này được sản xuất. Đây là một lời kêu cứu sự giúp đỡ. Hệ thống y tế của chúng ta đang xuống cấp.
Sự ra đời của cấp cứu
“Mã đen” cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về thực trạng các phòng cấp cứu của các bệnh viện ở Mỹ: điểm quay phim “C- booth ,” tại Bệnh viện hạt L.A, là nơi mà theo McGarry, có nhiều người đã tử vong và nhiều người được cứu sống hơn hầu hết bất cứ cảnh quay thực tế nào trên đất Mỹ.
Đầu tiên chúng tôi gặp một nhóm bác sĩ cấp cứu trẻ tuổi. Bác sĩ Dave Pomeranz rất thích leo núi. Jamie Eng, MD-luôn muốn ít căng thẳng như các nhân viên trong phòng điều trị chấn thương. Danny Cheng, MD, cho biết là một người nhập cư Châu Á, nên anh muốn trở thành bác sĩ, luật sư, hoặc nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới. Dad mô tả: “nơi đây có những tấm lòng, có những bác sĩ hạng nhất”. Nơi đây luôn phải chạy đua với thời gian. Tất cả các bác sĩ loại A này đều chia sẻ ước muốn được phục vụ bệnh nhân.
Do ảnh hưởng của trận động đất, Bệnh viện Đa khoa hạt LA đã được xây dựng lại, và chúng tôi gặp các bác sĩ trẻ này trong một cơ sở làm việc rộng rãi và khang trang hơn.
Nhưng là sau khi chúng tôi được tiếp cận trực tiếp toàn cảnh cuộc tấn công dữ dội của các ca cấp cứu xảy ra ở C-booth. C-booth là một điểm quay tại phòng cấp cứu truyền tải những cảnh mà chưa một chương trình truyền hình nào có thể truyền tải được, tiếng ồn thực tế, sự huyên náo có tổ chức của các bác sĩ cấp cứu, những hình ảnh mổ xẻ cơ thể người, những chiếc áo và giầy đẫm máu của các bác sĩ đã kiệt sức, và những thông báo lặp đi lặp lại các ca tử vong.
C-booth là cú giáng mạnh vào cảm xúc. Nếu chúng ta chưa từng biết đến “ER”, “Chicago Hope”, “Giải phẫu của Grey”, “CSI” và các bộ phim có đề cập đến ER- phòng cấp cứu hơn 20 năm qua, thì C-booth sẽ là nỗi ám ảnh lớn đối với người xem.
Nhưng nếu đã biết đến, thì do đó chúng ta sẽ tự do hơn, không bị ràng buộc để tập trung vào những chủ đề, những vấn đề, những cuộc tranh luận rắc rối được đưa ra ở đây.
Quan liêu trên giấy tờ
Nhận thức được việc cần phải cải cách lại hệ thống cấp cứu tại các bệnh viện, các giải pháp đã được tiến hành; tuy nhiên các chính sách, tài liệu hướng dẫn và các quy định mới đã bị lạm dụng thái quá. Các bác sĩ buộc phải tham gia vào quy trình đó như thế mãi. Như lời McGarry đã nói: “Tôi cảm thấy như thể tôi phải đi vào phòng tắm vậy”.
Theo lời của một bác sĩ: “Các quy định đã trở nên không hiệu quả”. Và chất lượng dịch vụ y tế tồi tệ hơn.
Thủ tục giấy tờ là công việc văn phòng. Trong khi các bác sĩ cấp cứu và bác sĩ loại A, cũng như lực lượng quân đội đều nói về một thực tế rằng nghề nghiệp của họ là những công việc chân tay. Cả 2 nhóm đều không quan tâm đến địa vị hay tiền bạc. Hải quân chiến đấu đến cùng, còn các bác sĩ cấp cứu chiến đấu cho sự sống; cả hai đều là một cuộc chiến đẫm máu, và mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm đều mạnh mẽ như nhau.
Thời đại của “bác sĩ cấp cứu cao bồi” liều lĩnh, gan dạ đã qua. Cũng đúng thôi vì những khát khao quyền riêng tư, địa vị. Có một cảnh quay cho thấy một y tá nam đã đau đớn mà không dám nói ra khi phải cho một phụ nữ thấy cảnh người mẹ vừa mới qua đời của cô đang nằm trên cáng, trong một căn phòng chứa đầy bồn tiểu đã sử dụng, với một bệnh nhân tâm thần đang la hét những lời tục tĩu ở phòng bên.
“Mã đen” nhận được giải thưởng dành cho Phim tài liệu xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Los Angeles và Liên hoan Phim Quốc tế Hamptons vào năm 2013. Đáng lẽ nó phải là một bộ phim bom tấn. Ngày nay điều gì quan trọng hơn ở Hoa Kỳ: Chàng khổng lồ xanh kỳ dị (Incredible Hulk), hay tình trạng vô cùng tồi tệ của dịch vụ y tế Mỹ?
Một đánh giá bốn sao có nghĩa là người xem không thể bỏ dở giữa chừng. Năm ngôi sao có nghĩa là người ta thích xem lại nhiều lần. Sẽ không có một lần xem thứ hai cho “Mã đen”, nhưng đây chắc chắn là một bộ phim không thể bỏ qua. Bộ phim đáng được năm ngôi sao cho một nỗ lực hết mình vì tình yêu cuộc sống, và cho một chủ đề sâu sắc và thiết thực hiện nay.
“Mã đen” đang được khởi chiếu tại Trung tâm IFC ở New York. Để biết thông tin chi tiết về lịch công chiếu bộ phim, xin truy cập vào trang website codeblackmovie.com.
‘Mã đen’
Giám đốc sản xuất: Ryan McGarry
Thời lượng: 1 giờ 40 phút
Đánh giá R
Ngày phát hành: 20 tháng 6
5/5
Theo Đại Kỷ Nguyên