Nông dân Trung Quốc mất đất và mất mạng do chính quyền địa phương

28/05/14, 09:34 Trung Quốc


Trên 1.000 dân làng biểu tình phản đối cưỡng chế thu hồi đất đai, trước trụ sở chính quyền địa phương ở Thị trấn Thái Bình, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, ngày 13/5. (Ảnh chụp màn hình/Jasmineplaces)

Gần đây dư luận Trung Quốc lại được phen chấn động khi phát hiện ra bí mật đen tối về cách mà chính quyền địa phương ở Trung Quốc tự kiếm tiền. Hàng trăm côn đồ được thuê để đánh đập những người dân đứng lên phản đối việc cướp đất của chính quyền ở khu vực phía Nam đất nước. Dân địa phương cho biết có 2 người đã bị côn đồ đánh chết.

Những kẻ côn đồ này, trang bị dùi cui, gậy sắt, và dao rựa xông vào đám nông dân tay không tấc sắt ở Thị trấn Thái Bình ở thành phố Chiêu Thông, phía nam tỉnh Vân Nam Trung Quốc vào ngày 11 tháng 5. Trước đó, những người nông dân biểu tình rất tức giận khi chứng kiến đất đai của họ bị quan chức Đảng Cộng Sản cướp mất.

Vụ việc này cho thấy chính quyền địa phương phụ thuộc rất nhiều vào việc bán đất để tăng nguồn thu và phát triển kinh tế. Những cư dân gắn bó với mảnh đất nơi họ sinh sống đã qua hàng thập kỷ mà nay bị dồn đến bước đường cùng khi ngôi nhà của họ bị phá hủy mà không có bồi thường thỏa đáng hoặc theo quy trình phù hợp.

Điều xảy ra ở thị trấn Thái Bình cũng thường xuyên xảy ra trên khắp đất nước Trung Quốc, và vụ việc này là ví dụ điển hình cho việc thu hồi đất đai và gây ra những căng thẳng tột bậc. Ngoài 2 người được cho là bị đánh đến chết, ít nhất 20 dân làng khác bị trọng thương, theo nguồn tin của trang mạng Jasmine Places, chuyên tập trung vào các sự việc lớn xảy ra ở Trung Quốc.

Một trong những bức ảnh được gửi đến Jasmine Places là hình ảnh một dân làng máu me đầm đìa, ngồi trên giường bệnh viện, với con dao cắm sau lưng anh ta, mũi dao ở giữa lưng và cán dao ở gần vai.

“Mồi nhử”

Việc thu hồi đất cưỡng bức ở Thị trấn Thái Bình bắt đầu từ năm 2000 khi chính quyền địa phương mua đất nông nghiệp từ một số người dân làng với giá rất thấp, 14.000 nhân dân tệ mỗi hecta (2.244 USD), và hứa đền bù mỗi gia đình một miếng đất ở 60m2 trong tương lai gần.

Dù vậy, đã trải qua hơn một thập kỷ, mà dân làng vẫn không nhận được đất ở, trong khi đối với họ đất đai là tài sản duy nhất. “Đất đai là miếng cơm manh áo của nông dân chúng tôi. Chúng tôi thấy nhà cao tầng dựng lên trên mảnh đất của mình, hết nhà này đến nhà khác. Còn chúng tôi lại trở thành nông dân không tấc đất cắm dùi”, theo lời một dân làng địa phương đã viết trên diễn đàn Internet Tianya.

Họ viết: “Cuộc sống chúng tôi trở lên vô vọng…Không có nơi nào giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi”.

Đàn áp các cuộc biểu tình

Để biểu tình phản đối, dân làng dựng lập các lều, trại trên đất tranh chấp.

Vào lúc 5h tối ngày 11 tháng 5, Bí thư thị trấn, Trí Hoán Thải, cùng vài quan chức an ninh hàng đầu, dẫn trên 200 kẻ côn đồ để dẹp đám đông biểu tình. Sau đó họ tấn công người dân, đánh họ, gọi tiếp viện, và tiếp tục đánh đến nửa đêm. Người dân ước tính có đến 500 kẻ côn đồ được phái đến.

Cổ Khí Vận, một người dân địa phương, chết trong cuộc xung đột, trong khi một dân làng khác tên là Trang Hải, chết trong bệnh viện vào ngày hôm sau. Trên 1.000 dân làng đau đớn và tức giận tập trung trước tòa nhà chính quyền địa phương vào ngày 13 tháng 5, đặt xác của Cổ ướp lạnh giữa đường.

Hình mẫu đen tối

Sự kiện ở Thái Bình chỉ là một trong số nhiều vụ xung đột bạo lực gần đây. Các vụ tương tự thường xuyên xuất hiện khắp Trung Quốc. Ví dụ ở huyện Hạ, tỉnh Sơn Tây, 60 dân làng bị côn đồ đánh theo lệnh của chính quyền địa phương. Ngày 20 tháng 5, sau khi bị đánh, 10 nông dân nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Dân làng náo loạn đã cố đốt cháy xe chính quyền trong cuộc xung đột.

Mặc dù các sự việc do chính các quan chức lạm dụng chức quyền tiến hành, nhưng Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại quan ngại về bất ổn sau đó.

Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu hàng đầu của chính quyền Trung Quốc, nói rằng có hàng chục ngàn cho đến 100.000 “sự cố tập thể” như thế này xảy ra hàng năm ở Trung Quốc. Theo báo cáo, một nửa số vụ việc liên quan đến thu hồi đất đai và giải tỏa nhà cửa. Ít nhất 16 người chết trong các cuộc tranh chấp đất đai được truyền thông Trung Quốc đưa tin trong năm ngoái: một số nạn nhân bị đánh chết bởi những kẻ côn đồ đánh thuê, trong khi một số khác bị thiết bị xây dựng ủi chết. Một số khác, do tuyệt vọng, đã tự tử, trong đó có tự sát để phản đối chính quyền.

Chính sách đất đai thuộc về sở hữu nhà nước đã tạo ra khoảng trống lớn cho lạm dụng quyền lực, tham nhũng và các phi vụ ngầm.

Nhưng ít có dấu hiệu cho thấy vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để. Theo báo China Securities Daily, chính quyền địa phương đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài chính dựa trên bán đất trong thập kỷ qua: bất động sản chiếm đến 40% ngân sách chính quyền địa phương. Khi nợ của chính quyền tăng nhanh, họ buộc phải tăng thu hồi thêm đất đai.

Trong vụ thị trấn Thái Bình, cái chết của người nông dân họ Cổ ấy sẽ không khiến kẻ giết anh phải chịu án phạt. Chính quyền thừa nhận cái chết trong một thông báo ngắn gọn trên trang mạng chính quyền địa phương, nhưng họ nói rằng anh ta đã “đột nhiên ngã xuống đất” trong vụ xung đột. Họ thừa nhận: “gia đình anh đã phản đối về nguyên nhân cái chết”, nhưng sau đó khiển trách gia đình anh đã gây cản trở giao thông trong nhiều giờ.

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả