Việc Trung Quốc dấn sâu ở biển Đông có thể gây chia rẽ trong khu vực

27/05/14, 09:43 Thế giới

Các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông (ảnh: wikimedia commons)

Các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông (ảnh: wikimedia commons) Đường màu đỏ : đường “lưỡi bò” bao gần trọn biển Đông của Trung Quốc. Đường màu xanh dương : đường đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo công ước quốc tế UNCLOS 200 Chấm xanh lục : các đảo tranh chấp (riêng khỏi UNCLOS)

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan 1 tỉ USD trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông đã làm dậy lên làn sóng biểu tình chống Trung Quốc gây thương vong tại Việt Nam. Trước vụ việc, các nước láng giềng Đông Nam Á khá im hơi lặng tiếng và dường như bất lực. Myanmar đã chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN, đưa ra tuyên bố ngày 11 tháng năm bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc về diễn biến ngày càng gia tăng tại biển Đông.” Các bảng tuyên bố cho biết các nhà lãnh đạo đã kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết tranh chấp trong hòa bình, nhưng lại không đề cập đến Trung Quốc.

Đáng chú ý là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cảnh báo cộng đồng ASEAN tại cuộc họp rằng “hành động cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc đã trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải.”

Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines, cũng đã thảo luận về những tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông, ông nêu lên trước các đồng nghiệp ASEAN về dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thu hồi đất xung quanh vùng tranh chấp Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, có khả năng là để xây dựng đường băng. Trước cuộc họp không lâu, báo chí đưa tin, cảnh sát biển Philippines đã bắt giữ ngư dân Trung Quốc về việc săn bắt rùa biển được bảo vệ gần các hòn đảo cũng được Philippines tuyên bố chủ quyền.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra một tuyên bố độc lập hiếm hoi thể hiện “mối quan ngại sâu sắc” về diễn biến trên biển và kêu gọi hành động cấp thiết hơn trong việc đàm phán quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và Nhóm. Việt Nam và Philippines luôn hy vọng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các nước láng giềng, hai trong số đó là Malaysia và Brunei cũng có các tuyên bố chồng chéo với Trung Quốc trên Biển Đông, một tuyến đường lớn trong vận chuyển quốc tế, với những ngư trường trù phú, và trữ lượng dầu, khí đốt có tiềm năng khai thác lớn.

Bất đắc dĩ phải thách thức Trung Quốc

Nhóm ASEAN với nhiều thành phần có lẽ cũng mong đợi nhiều hơn ​​về sự xem xét theo chiều hướng đồng thuận vốn đã phải vật lộn trong quá khứ để đạt được lập trường chung về căng thẳng ở Biển Đông. Hai năm trước, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã thất bại lần đầu trong việc đưa ra một tuyên bố chung vào cuối hội nghị thượng đỉnh tại Campuchia bởi vì Phnom Penh đã từ chối mở ra các cuộc thảo luận về các tranh chấp trên biển. Nhiều nước Đông Nam Á không muốn thách thức Trung Quốc bởi vì Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của họ và cũng là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia và Lào.

Đó là chưa kể, những điểm chính trong tuyên bố tổng hợp tại cuộc gặp cấp cao thể hiện sự đồng thuận trước khi Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu rõ ràng là sẽ thiếu vắng sự tham dự và kí kết của lãnh đạo cấp cao của Thái Lan hiện đang trong bối cảnh khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng.

Tuy nhiên, các báo cáo của ASEAN cho thấy rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo đã dành rất nhiều thời gian để thảo luận về diễn tiến trong khu vực Biển Đông và động thái mới nhất của Trung Quốc đang khiến họ lo lắng. Các nhà lãnh đạo cũng dự đoán đây chưa phải là tuyên bố cuối cùng trong năm trước những căng thẳng không ngừng gia tăng của Trung Quốc.

Vào đầu tháng tám, các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN có thể tính đến được sự ủng hộ của các bộ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, và những nước khác khi họ họp mặt tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Burma. Điều này sẽ được tiếp tục bàn đến vào tháng mười một tại  Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, và những nước khác. Các quan chức ASEAN nhận ra rằng họ sẽ không cần phải đi đầu trong các cuộc thảo luận với Trung Quốc về Biển Đông tại các cuộc họp này.

Tranh cãi ‘Đường 9 đoạn’

Phản ứng của Mỹ khá nhanh chóng. Ngoại trưởng John Kerry đã có buổi  điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) vào ngày 12 tháng năm, phát ngôn viên cho biết ông Kerry gọi hành động đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp với Việt Nam là “khiêu khích.”

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugan đến thăm Washington ngay sau hội nghị ASEAN, theo chính sách đối ngoại, Kerry cho biết: “Chúng tôi muốn thấy một quy tắc ứng xử được tạo ra; chúng tôi muốn thấy điều này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật biển, trọng tài quốc tế, hoặc bất cứ phương tiện nào khác, nhưng không có đối đầu trực tiếp và hành động quá  khích.” Shanmugan nói thêm, “khả năng của ASEAN để đối phó hoặc giảm thiểu căng thẳng trong bất cứ các biến động nào đều không đáng kể”.

Tổng thống Barack Obama đã đến thăm Philippines ngay trước khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại khu vực được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. “Chúng tôi tin rằng luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, rằng tự do hàng hải phải được duy trì, và thương mại không bị cản trở”, Obama nói trong chuyến thăm. “Chúng tôi tin rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình mà không  phải dùng đến đe dọa và vũ lực.”

Trong  chuyến viếng thăm nhiều tuần của tổng thống ở châu Á, các quan chức Mỹ đã công khai thách thức tính hợp pháp của đường chín đoạn của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền ở hầu hết biển Đông đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không nên thiết lập khu vực nhận dạng phòng không trên vùng biển này tương tự như cách mà Trung Quốc đã làm ở biển Hoa Đông gần Nhật Bản vào cuối năm ngoái.

Nhiều nhà phân tích Mỹ cho rằng Bắc Kinh đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để cho Washington và các nước ASEAN biết rằng Trung Quốc đang kiểm tra cam kết của Mỹ trong việc tái cân bằng hướng đến châu Á cùng đồng minh và bạn bè trước những bước tiến không nhượng bộ của Trung Quốc. “Trung Quốc đang nói với các nước láng giềng ‘Nước bạn có chắc chắn muốn gia nhập vào quy trình tái cân bằng Mỹ?’ “, một chuyên gia Trung Quốc cho biết.

Nhiều chiến lược của Washington tập trung vào xây dựng sự hỗ trợ quốc tế để thách thức thái độ không khoan nhượng của Trung Quốc tại các diễn đàn như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN đồng thời phát triển quan hệ gần gũi hơn với các bên tranh chấp Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, Việt Nam và Malaysia. Qua đó Mỹ tìm biện pháp cải thiện quan hệ quân sự với mục tiêu giúp tăng cường nhận thức về lĩnh vực quân sự của các nước này. Kể từ khi tranh chấp bắt đầu, Hải quân Hoa Kỳ đã nối lại lời mời thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, bao gồm cung cấp tàu du lịch.

Mỹ và một số các nước ASEAN hy vọng rằng việc gia tăng áp lực quốc tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đưa ra các thỏa thuận dựa trên các quy tắc phổ quát như luật biển của Liên Hợp Quốc. Manila vào năm ngoái gia tăng thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng cách yêu cầu tòa án trọng tài phân xử xem liệu đường chín đoạn của Bắc Kinh có chỗ đứng hợp pháp hay không. Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện, nhưng một số nhà quan sát dự đoán rằng Bắc Kinh có thể cảm thấy áp lực nếu các nước khác, như Việt Nam tuyên bố rằng sẽ khởi động hành động tương tự.

Nhưng sẽ còn khá lâu để khẳng định rằng chính sách này sẽ hoạt động, ít nhất là trong ngắn hạn. “Từ quan điểm của Trung Quốc, họ không phải trả một cái giá rất cao”, chuyên gia chính sách đối ngoại Trung Quốc Bonnie Glaser tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, người đã đến thăm Bắc Kinh ngay sau khi tin tức về giàn khoan dầu được đưa ra, cho biết “Cảm giác của tôi từ các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh là Trung Quốc quyết tâm khẳng định chủ quyền của họ và sẵn sàng đối mặt với những căng thẳng từ các nước láng giềng.”

Trung Quốc thừa nhận rằng bản thân Trung Quốc không thể thách thức Washington về quân sự trong thời gian tới, nhưng họ tin tự tin về thế mạnh của mình trong quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Glaser cho biết Trung Quốc “tin rằng những lợi ích mà các nước láng giềng nhận được từ kinh tế Trung Quốc sẽ thuyết phục các nước trong khu vực cho đến cuối cùng rồi cũng phải chấp nhận vị trí thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố của ASEAN bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ sẽ không thay đổi được những toan tính của Trung Quốc.”

Murray Hiebert là thành viên cấp cao và là giám đốc đại diện của Chủ Tịch Sumitro về Nghiên cứu Đông Nam Á (Sumitro Chair for Southeast Asia Studies ) tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, DC. © 2014 Trung tâm Whitney và Betty MacMillan về Nghiên cứu quốc tế và khu vực tại Đại học Yale.


Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này