4 mỹ nhân Việt từng từ chối làm vợ vua nổi tiếng trong lịch sử

08/03/17, 08:53 Tri thức

Trong thời vua chúa ngày xưa, được ngồi trên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ và nhận sự sủng ái của bậc quân vương luôn là niềm mong mỏi của các thiếu nữ. Thế nhưng có không ít những mỹ nhân Việt đã không ngần ngại khước từ vị trí này vì những lý do khác nhau.

1. Tự vẫn để không phải nhập cung

Kết quả hình ảnh cho hoa hậu triệu thị hà
Hoa Nương càng lớn càng xinh đẹp như tiên nữ giáng trần. (Ảnh minh họa từ Internet)

Đinh Bộ Lĩnh được biết tới là Vạn Thắng Vương sau cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân đánh đâu thắng đấy. Thế nhưng, trước người con gái tài sắc này, Đinh Bộ Lĩnh vẫn không thể đưa nàng về hậu cung của mình.

Cô gái nơi thôn dã từ chối tình cảm của Đinh Tiên Hoàng này là Hoa Nương, người đất Quảng An thuộc Ái Châu (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa ngày nay). Tương truyền, cha mẹ cô là ông Nguyễn Nhân và bà Hoàng thị, vốn ăn ở hiền lành, chăm làm việc thiện. Cuộc sống của họ lấy nghề nông để nuôi thân, dù khó khăn nhưng luôn ấm no, hạnh phúc. Chỉ hiềm một nỗi, đã luống tuổi mà hai ông bà vẫn chưa có con.

Vào một ngày hè tháng 6, trời rất nóng nực, oi bức, bà Hoàng thị ngồi hóng mát trên một gò đất nhỏ hình con rùa, thường được gọi là gò Kim Quy. Đúng lúc ấy bà thấy choáng váng, bụng đau âm ỉ. Kể từ đó bà mang thai và sau 9 tháng 10 ngày, bà sinh hạ một cô con gái.

Lúc đứa trẻ này ra đời, khắp trong nhà lan tỏa hương thơm vô cùng dễ chịu nên mọi người đều cho là điềm lành. Cũng vì điều này mà bé gái được đặt tên là Hoa Nương.

Hoa Nương càng lớn càng xinh đẹp, dân làng đều nhớ đến điềm lạ khi cô xinh ra, nên đều truyền rằng cô là tiên nữ giáng trần. Năm 16 tuổi đã có rất nhiều chàng trai đến ngỏ lời cầu hôn với cô gái, tuy vậy Hoa Nương đều khéo léo từ chối họ. Một hôm Hoa Nương đi chăn trâu ở bãi cỏ ven sông thì bỗng thấy một người đàn ông mặc áo quan bước đến và nói: “Ta với nàng có nhân duyên tiền định, chẳng bao lâu nữa sẽ gặp nhau”, sau đó người này biến mất. Hoa Nương cho đây là điềm gở bèn về nhà báo với cha mẹ và cho người làm lễ giải hạn.

Đến năm Hoa Nương 18 tuổi, nhan sắc của nàng đã nổi tiếng khắp nơi, vang đến tận kinh đô Hoa Lư của vua Đinh Tiên Hoàng. Dù đã có tới 5 hoàng hậu và nhiều phi tần nhưng vị vua vẫn bị nhan sắc của đóa hoa đồng nội này thu hút. Nhà vua cho người mang lễ vật mời cha mẹ Hoa Nương về triều, ngỏ ý muốn tuyển con gái họ làm phi. Được vua để mắt đến quả là niềm vinh hạnh, hai ông bà Nguyễn Nhân và Hoàng thị vô cùng vui mừng, vội về nhà nói với Hoa Nương.

Kỳ lạ thay, cô gái kiên quyết từ chối lời mời của vua và nói rằng: “Con quen vui sống cảnh thôn quê, khó mà chịu được những gò bó, lễ nghi trong cung đình; sống như thế khác nào cảnh chim lồng, con nguyện ở vậy để chăm sóc, phụng dưỡng song thân cho đến tuổi trời, chứ không vì phú quý mà đem thân mình vào chốn nhung lụa lắm thị phi”.

Biết không thuyết phục được con nên cha mẹ Hoa Nương viết thư gửi về triều đình xin nhận tội, nhưng vua Đinh có lẽ hiểu lý lẽ của cô gái nên không nhắc đến chuyện này nữa. Về phần Hoa Nương, vì sợ cha mẹ bị liên lụy vì mình nên cô đã tìm đến cái chết. Một đêm nàng ra sau nhà ngửa mặt lên than trời rồi tự vẫn.

Hôm sau cha mẹ và hàng xóm đi tìm thì thấy Hoa Nương vẫn ngồi im như lúc còn sống. Mọi người vô cùng thương xót, liền đưa về gò Mộc Tinh của làng chôn cất và làm lễ mai táng. Đúng 3 tháng sau, người dân nghe thấy tiếng Hoa Nương cười nói, ca hát trên không, biết là cô hiển linh bèn lập miếu thờ phụng, gọi là miếu bà Chúa linh.

2. Giả điên để từ chối lấy chúa

Kết quả hình ảnh cho long thành cầm giả ca
Tương truyền, nàng đã giả điên để chúa Nguyễn có thể quên mình. (Ảnh minh họa từ Internet)

Sau cái chết của chúa Nguyễn Phúc Thuần trong một trận đánh với nhà Tây Sơn, sự nghiệp phục dựng quyền bính đặt hết lên vai Nguyễn Phúc Ánh. Sau một thời gian tổ chức lại lực lượng, tiến hành tái chiếm nhiều vùng đất và làm chủ cả vùng Gia Định, đến năm Canh Tý (1780) Nguyễn Phúc Ánh chính thức lên ngôi chúa và xưng vương, dùng niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê trong các văn bản giấy tờ, cho đúc ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” để sử dụng.

Vào giai đoạn ác liệt trong cuộc đối đầu với nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã phải lẩn trốn khắp vùng sông nước Cửu Long để tránh sự truy đuổi của đối phương. Năm 1787, ông trú tại Tân Long xứ Sa Đéc. Tại đây, ông được một bậc hào phú tên là Nguyễn Văn Mậu giúp đỡ hết mình. Gia đình ông Mậu mở kho lúa làm lương thực, xuất tiền của chu cấp, lại vận động con cháu và trai trẻ trong làng đầu quân cho chúa Nguyến. Cảm động trước nghĩa cử của vị hào phú này, chúa Nguyễn gọi ông là “Ông Bõ”, nghĩa là cha nuôi.

Ông Mậu cũng ngỏ ý muốn gả con gái út cho chúa Nguyễn làm vợ lẽ và bản thân chúa cũng ưng thuận. Tuy vậy, cô gái trẻ lại không bằng lòng và nói với cha rằng: “Đành rằng Ngài không chê phận con thấp hèn, nhưng tính đến chuyện sánh đôi với Ngài, coi sao cho phải? Bấy lâu con vẫn có lòng thương mến Ngài như tình anh em mà thôi!”.

Tương truyền để chúa Nguyễn quên mình, cô gái đã giả điên, tự tay bôi bẩn mặt mũi, tóc xõa và làm điều quái dị. Điều này khiến cho chúa Nguyễn buồn đau, tiếc thương cho số phận của cô gái. Ông Mậu cũng không hiểu, trong lòng cũng vô cùng đau đớn vì nghĩ rằng con gái ưu tư đến mất trí. Đáng tiếc là, từ giả điên, cô gái phát cuồng thật, lâm bệnh mà qua đời.

Không rõ tên cô gái là gì, có người kể rằng cô mang tên Nguyễn Thị Hạnh, một cái tên đẹp nhưng không mang lại hạnh phúc cho cô. Cũng có một thuyết khác về cái chết của người con gái này, cho rằng vì cô gái không dám trái lời cha nên chấp nhận lấy chúa Nguyễn, nhưng khi đoàn thuyền rước đi từ nhà ra chốn hành cung, cô đã nhân lúc đêm tối nhảy xuống sông và biệt tích luôn kể từ đó.

3. Từ chối ngôi vị hoàng hậu, một mực xuất tâm tu hành

image02
Nữ tướng Phạm Thị Toàn, người con gái tài sắc vẹn toàn đã từ chối vua Lý Nam Đế, trở về quê nhà tịnh tu. (Ảnh minh họa từ Internet)

Khi nước ta vẫn còn bị quân Lương đô hộ, có ông Phạm Lương ở trang Vân Động xứ Đông (nay là xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương) vợ mất sớm, ông ở vậy nuôi dạy cô con gái Phạm Thị Toàn khôn lớn. Là người có chí khí, ông luôn nhắc con về nỗi đau mất nước và dạy con võ nghệ cũng như cách bày binh đánh trận.

Nghe tin Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình vào năm 541, ông Phạm bán tài sản của mình để chiêu mộ quân binh tham gia cùng nghĩa quân. Phạm Thị Toàn tuy là phận nữ nhi nhưng luôn dũng cảm xông pha nơi trận mạc, dẫn đầu ba quân, không quản gian khó nguy hiểm khiến quân dân kính nể còn kẻ thù thì khiếp sợ. Chỉ trong vòng 3 tháng, quân Lý Bí đã đánh tan giặc Lương, trong đó có công góp sức rất lớn của Phạm Thị Toàn.

Năm 542, quân Lương lại một lần nữa quay lại xâm lược nước ta, Phạm Thị Toàn lại dẫn quân ra Bắc chinh phạt quân giặc. Năm 543, bà lại theo lão tướng Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp tại phía nam. Những chiến công của Phạm Thị Toàn đã giúp cho tình hình đất nước dần ổn định, đời sống người dân không còn chịu cảnh mất nước lầm than.

Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Nam Việt Đế (còn gọi là Lý Nam Đế) với niên hiệu là Thiên Đức, đổi tên nước là Vạn Xuân (ý nghĩa là đất nước sống mãi trong mùa xuân hòa bình). Lúc này, nhà vua nhớ đến người con gái xinh đẹp và tài giỏi Phạm Thị Toàn, ngỏ ý muốn đưa nàng vào cùng làm vương phi. Phạm Thị Toàn đã khéo léo từ chối: “Vì sự nghiệp phục quốc mà phận gái liễu bồ nghĩ cũng phải góp phần gánh vác, đó là tâm nguyện lớn lao không mong gì hơn.

Nay việc lớn đã thành, chỉ xin cho thiếp ở lại chốn quê hương chăm sóc phần mộ cha mẹ, vui với cảnh ruộng đồng, hàng ngày nghe câu kinh tiếng kệ”.

Biết mình không thể lay chuyển ý chí của người phụ nữ này, Lý Nam Đế đã chấp thuận nguyện vọng của nàng. Phạm Thị Toàn quay trở lại quê nhà tịnh tu cho đến khi mất. Dân làng tưởng nhớ tới người con gái tài sắc vẹn toàn đã lập đền thờ tôn bà làm thành hoàng.

4. Ni cô trốn khỏi kiệu vàng để không phải vào cung

Kết quả hình ảnh cho hinh anh nu tu si
Ni cô biết mình khó có thể chối từ, đành thuận theo ý vua nhưng vẫn tìm cách thoát khỏi xứ này. (Ảnh minh họa từ Internet)

Tương truyền, trong một lần vua Lê Thánh Tông đi thăm trường Quốc Tử Giám, khi về vua có ghé thăm ngôi chùa Ngọc Hà gần đó (nay nằm trên phố Nguyễn Khuyến Hà Nội). Bước vào sân chùa, vua chợt nghe thấy tiếng người tụng kinh vô cùng trong trẻo, lại gần mới biết đó là một ni cô đẹp tựa tiên nữ giáng trần khiến vua sững sờ.

Vị ni cô quay lại hành lễ, nhận ra nhà vua đang đăm đắm nhìn mình, bèn đề vào vách chùa hai câu thơ Nôm:

“Tới đây mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo Bụt, chưa khuây lòng trần!”.

Nể phục trước tài năng của vị ni cô khi nói đúng tâm trạng của mình, vua Lê Thánh Tông sai các quan hầu cận làm thơ vịnh để ghi nhớ buổi kì ngộ này. Bài của Tao Đàn phó nguyên soái Thân Nhân Trung làm nhanh nhất và hay nhất viết rằng:

“Ngẫm sự trần duyên khéo cực cười
Sắc không, tuy Bụt, ấy lòng người
Chày kình một tiếng tan niềm tục
Hồn bướm ba canh lẩn sự đời
Bể ái nghìn tầm mong tát cạn
Nguồn ân muôn trượng chửa khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười”.

Khi bài thơ đọc xong, ni cô liền phê rằng: “Hai câu thực và luận còn thiếu ý lại chưa thanh, nên sửa là: Gió thông đưa kệ tan niềm tục/Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời”. Vua Lê Thánh Tông thật sự cảm phục trước sự mẫn tuệ và cao khiết của ni cô, bèn một mực rước mời ni cô lên xa giá về cung để lập làm phi.

Ni cô biết mình khó có thể chối từ, đành thuận theo ý vua nhưng vẫn tìm cách thoát khỏi cảnh khó xử này. Khi xe xa giá đến cửa Đại Hưng (tức khu vực Cửa Nam, Hà Nội) thì không thấy bóng ni cô trong xe nữa. Vua Lê Thánh Tông vô cùng kinh ngạc, tin rằng có lẽ mình đã gặp tiên nữ giáng trần, bèn truyền lệnh xây lầu vọng tiên ở ngay nơi đó, hi vọng có dịp tái ngộ với người con gái tài sắc ấy.

Đời sau, vào thời Tây Sơn có bài thơ chê cười Lê Thánh Tông về chuyện này như sau:

“Phật đường săn gái chuyện làm càn
Đắc ý nhà vua chuyện những toan
Người ngọc nhà vàng thành mộng hão
Duyên may lại kém bác đồ gàn”.

Vua chúa, quân vương luôn được coi là biểu tượng của sự giàu sang, danh vọng và quyền quý. Được trở thành tri kỷ của người đứng đầu một quốc gia, chắc chắn cuộc sống của họ sẽ luôn đủ đầy về vật chất, không lo lắng hay khổ đau.

Thế nhưng những người phụ nữ tài sắc này lại quyết định khước từ ngôi vị cao sang này, người vì muốn giữ trọn đạo hiếu, người vì muốn giữ trọn đức tin của mình, có người lại đơn giản là muốn giữ tình nghĩa anh em chứ không muốn nên duyên vợ chồng.

Dù ở vị trí nào, có thể nói họ là những người không vì ham quyền cố vị, không vì vẻ hào nhoáng trốn cung đình, chỉ muốn vui vầy với niềm hạnh phúc giản đơn nơi thôn quê hay trốn tĩnh lặng trong tâm hồn. Với họ đó mới là điều quan trọng thực sự.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này