Mục kích gà tiến vua

09/08/11, 21:29 Chuyện lạ

Đó là gà Hồ ở thôn Lạc Thổ thuộc thị trấn Hồ tỉnh Bắc Ninh. Loại gà khổng lồ quý hiếm này nằm trong danh mục bảo tồn từng một thời dùng để tiến vua.

Trước nguy cơ nay còn mai mất, người nuôi gà ở Lạc Thổ cũng phải năm chìm bảy nổi để giữ giống và giữ tiếng cho làng.

Gà khổng lồ tiến vua

Ông Nguyễn Đăng Chung, hội trưởng Hội gà Hồ tự hào cho hay: “Làng có thứ đặc sản tiến vua coi như là nhất rồi. Ở Việt Nam có đủ thứ, nào chuối tiến vua, rau muống tiến vua thì gà Hồ tiến vua vẫn là ngon nhất. Thịt gà Hồ ăn mãi không chán, vừa có vị ngọt lại vừa mềm, vừa dai”.

 

Ông Chung và 2 con gà Hồ quý.
Ông Chung và 2 con gà Hồ quý.

 

Gà Hồ đạt tối đa trọng lượng tới 10kg/con. Tuy nhiên, thịt gà Hồ không giống như gà công nghiệp mà ngược lại có mùi thơm kỳ lạ và vị ngọt dịu khó quên. Ông Chung cho biết: “Nhiều đại gia nghe tiếng gà Hồ thì đánh xe con về hất hàm hỏi mua. Mua nhưng ai bán, cả làng chẳng ai bán gà Hồ đâu. Nó không chỉ quý mà vì đó là biểu tượng rồi”.

Vì gà Hồ không ai bán nên người Lạc Thổ cũng không ai làm giàu từ giống gà quý. Họ nuôi với hai mục đích, thứ nhất là do yêu thích như một báu vật mà cha ông để lại. Thứ hai, nuôi gà Hồ như nuôi linh vật trong nhà. Quý nhau thì biếu gà Hồ làm quà trong những dịp hiếu hỷ hay lễ, Tết. Tuyệt đối không kiếm lợi một đồng xu từ giống gà này. Lúc cao điểm cả thôn Lạc Thổ có tới trên 1.000 con lớn nhỏ. Đến nay thì chỉ còn khoảng gần 300 con, trong đó một số bị lai tạp với các giống gà khác.

Chăm gà hơn chăm con

“Không biết thời xưa các cụ chăm gà như thế nào chứ bây giờ chúng tôi nuôi gà công phu lắm”, ông Chung cho biết. Gà Hồ vốn rất dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt nhưng bây giờ, gà trở nên “khó tính” hơn và cũng “đòi hỏi” ở người nuôi nhiều hơn. Trong khu vườn nhỏ nhà ông Chung được quây thép B40 rất chắc chắn là chỗ ở của gần ba chục chú gà Hồ. Trong khu vườn ấy lại chia ra các chuồng dành cho từng lứa: Gà già, gà hậu bị, gà con. Không những vậy, còn phải chia tách khu gà trống và gà mái rõ rệt để bảo vệ sức khoẻ cho gà.

 

Ông Phúc Đình Tính đem gà đi thi.
Ông Phúc Đình Tính đem gà đi thi.

 

Phải nể lắm ông Chung mới cho phép chúng tôi vào khu chăn nuôi đặc biệt của gia đình vì sợ dịch và một điều nữa là gà Hồ rất sợ người lạ. Gần ba chục con gà đủ loại kích cỡ ngơ ngác nhìn khách rồi chạy mất hút vào góc chuồng khi thấy ánh sáng từ đèn máy ảnh.

Ông Chung bảo, chăm gà Hồ không khổ nhưng mệt. Chúng ăn thì cũng bình thường như các giống gà khác nhưng uống nước phải sạch. Uống nước nhiễm khuẩn là đau bụng lăn quay ra chết ngay. Hơn nữa, chuồng trại phải luôn sạch sẽ chứ để vi khuẩn thâm nhập là gà rụng lông, trụi cánh.

Vừa lúc ấy, vợ ông Chung đi chợ về than phiền vì ông chồng suốt ngày cắm cúi vào gà để con cái nhếch nhác. Ông Chung lắc đầu cười bảo: “Kệ chú ạ! Nuôi gà thì phải yêu gà, chăm con thì dễ chứ chăm gà mới khó. Mình sểnh ra một tí là các chú ấy (gà Hồ – PV) chết không kịp ngáp”.

Nhiều đêm, cũng như bao thành viên khác trong Câu lạc bộ gà Hồ, ông Chung lại bật đèn dậy chăm gà. Nào đuổi chuột, kiểm kê số lượng, hun khói đuổi muỗi và trăm thứ lặt vặt khác với chỉ một ước vọng cho gà được an toàn.

Cuộc chiến giữ… gà

Người dân Lạc Thổ còn nhớ như in những lần bị dịch cúm gia cầm, người trong thôn sống dở chết dở với giống gà này. Trước nguy cơ tuyệt chủng bởi dịch bệnh họ đã tìm cách đối phó hết sức ngoạn mục.

 

Gà Hồ có thể nặng tới 10kg.
Gà Hồ có thể nặng tới 10kg.

 

Ông Chung kể lại: “Lúc có tin dịch cúm gà do Viện chăn nuôi báo về, chúng tôi đã nhanh chóng họp bàn tìm ra gần 300 con gà Hồ thuần chủng từ hơn 22 hộ trong Câu lạc bộ giao cho 10 hộ có điều kiện nuôi tập trung tốt nhất để giữ gìn. Chưa hết, chúng tôi còn thuê cả kỹ sư nông nghiệp chăn nuôi về tìm cách tiêm chủng phòng bệnh và tạo khu cách ly nghiêm ngặt”.
Những lần có dịch cúm gia cầm, cả thôn Lạc Thổ gần như đi vào cuộc chiến. Chính quyền địa phương và ngành thú y lập vành đai, đặt chốt kiểm dịch khắp nơi không cho ai mang gia cầm ra vào. Các ngả đường vào làng Hồ đều có chốt kiểm dịch canh giữ suốt ngày đêm. Cả thôn Lạc Thổ như một phòng tuyến “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thậm chí đường vào thôn cũng phải lập mương nước cho người dân đi qua khử trùng tránh dịch bệnh cho gà.
Theo TSKH Lê Thị Thúy, Viện Chăn nuôi đã thực hiện cả hai phương pháp bảo tồn là cất giữ mẫu gen và bảo tồn tại nông trại. Phương pháp cất mẫu gen chống được nguy cơ rủi ro cao, có thể cất giữ hàng trăm năm mà không biến đổi di truyền.

Riêng các hộ được giao nuôi gà tập trung thì chỉ một người được ra vào làm nhiệm vụ cho ăn và tẩy uế. Viện chăn nuôi và ngành thú y Bắc Ninh cũng phải chạy đôn đáo vì giống gà Hồ quý hiếm này. Thế rồi, dịch bệnh cũng qua và gà Hồ được an toàn đến nay. Tuy nhiên, gà Hồ ngày càng khó nuôi và nguy cơ tuyệt chủng luôn trực chờ.

Khoa học vào cuộc

Trước sự quý hiếm và nguy cơ tuyệt chủng của gà Hồ, chúng tôi đã liên lạc với Viện chăn nuôi để được tham vấn ý kiến của các chuyên gia về giống gà này. TSKH Lê Thị Thúy, phụ trách phòng Thí nghiệm công nghệ gen động vật của Viện Chăn nuôi Quốc gia, cũng là người chủ trì đề tài “Bảo tồn giống gà Hồ” khẳng định, gà Hồ là số 1 trong 20 loại gia cầm quý hiếm nhất của Việt Nam. Cái nhất của giống gà Hồ là trọng lượng lớn hơn nhiều so với giống gà nội địa và có mã đẹp.

Từ thời xưa, người dân Lạc Thổ đã có hội thi gà hằng năm để chọn gà tốt nên phong trào nuôi gà Hồ cũng phát triển. Đây là cách chọn lọc tự nhiên để lưu giữ giống tốt. Tuy nhiên, một thời gian dài do không được quan tâm nên gà Hồ đã bị lai tạp nhiều. Mãi đến năm 1989, Nhà nước mới có chính sách bảo tồn giống gà Hồ để giữ nguồn gen quý.

Ông Nguyễn Huy Vĩ, trưởng thôn Lạc Thổ cho hay: “Ai cũng biết gà Hồ là quý nhưng cơ bản nhất là làm sao phát triển được loại gà này và bảo vệ chúng trước dịch bệnh”. Đây là băn khoăn không chỉ của ông trưởng thôn mà còn là sự lo lắng của hơn 20 hộ trong Câu lạc bộ gà Hồ ở Bắc Ninh trước nguy cơ tuyệt chủng của giống gà quý nức tiếng này.

Trần Hòa (Bee)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng