Bất cập trong khoa học pháp y và những bản án oan sai

05/05/14, 02:12 Thế giới

Hơn 250 tù nhân bị kết án oan đã được miễn tội ở Mỹ Quốc dựa vào cơ sở xét nghiệm ADN. Trong khi phương pháp xét nghiệm ADN có thể đảm bảo chắc chắn việc thực thi công lý, thì các phương pháp khác của ngành khoa học pháp y lại làm rất nhiều người vô tội lâm vào cảnh tù tội, các thành viên của tổ chức Dự Án Vô Tội (Innocence Project) phát biểu trong một buổi thuyết trình tại Lễ Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Hoa Kỳ tại thành phố Washington, D.C., vào hôm thứ bảy vừa qua.

Ngành khoa học pháp y đã cuốn hút được một số lượng lớn khán giả truyền hình trong nhiều năm nay, nhưng theo Eric Siegel đến từ Phòng Khoa Học New York, thì sợi vải, sợi tóc, hoặc các mảnh bằng chứng khác thường thấy trong các vụ án giả tưởng chiếu trên TV chỉ nên được sử dụng như các dấu hiệu không chắc chắn của việc phạm tội.

Lấy ví dụ, khi một sợi tóc được tìm thấy ở hiện trường một vụ án, và sau khi được đưa đi phân tích, và cho ra kết quả thông báo là trùng khớp với tóc trên đầu của kẻ tình nghi. “Vậy khả năng khớp sai là bao nhiêu?” Siegel hỏi. Vấn đề là, ông nói, cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào đã được thưc hiện về khả năng xảy ra sai số cả.

“Nó quả thật không mang tính khoa học,” ông nói.

Các kỹ thuật thẩm vấn đã được phát triển để lấy được lời thú nhận—bất kể là kẻ bị tình nghi có phạm tội hay không, ông nói. Ông cho xem một đoạn phim mà trong đó một người thanh niên nhận tội mà anh ta không hề thực hiện, sau đó được chứng minh bằng việc xét nghiệm ADN. Siegel nói, nhân viên thẩm vấn đã hỏi các câu hỏi dẫn dụ, và thậm chí cả ngôn ngữ cơ thể nhằm tác động đến tâm lý của người thanh niên.

Điểm sai sót tồi tệ nhất trong khoa học pháp y là việc phân tích vết răng cắn, Chris Fabricant, luật sư và giám đốc ban kiện tụng chiến lược của tổ chức Dự Án Vô Tội nói.

Fabricant đã tuyên bố rằng đây là một ví dụ về việc áp dụng khoa học một cách tồi tệ mà đã để lại những hậu quả nghiêm trọng khi các nha sĩ pháp y khai trước tòa rằng một vết răng cắn trên thi thể của nạn nhân, ví dụ như, trùng khớp với hàm răng của kẻ tình nghi “trong khi loại trừ đi tất cả những người khác trên thế giới này.” Một lần nữa, khả năng sai sót của các phân tích nha khoa pháp y vẫn chưa được nghiên cứu.

Vụ án tiên phong đầu tiên mở ra cánh cửa cho bằng chứng kiểu như vậy trước tòa là vụ People v. Marx ở bang California vào năm 1975. Quan tòa không coi vết răng cắn như một một bằng chứng khoa học chắc chắn, Fabricant nhấn mạnh, nhưng ông đã để lại quyết định cuối cùng cho bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn quyết định rằng bị cáo có tội dựa vào bằng chứng vết răng cắn này cùng các bằng chứng khác. Nhưng, dần dần qua thời gian, phương pháp phân tích vết răng đã được chấp nhận tại tòa và tiếp tục xuất hiện tại tòa như là một bằng chứng dựa vào tiền lệ của vụ án này.

Fabricant nói rằng một số thẩm phán nhận thức được rằng khoa học chưa chứng minh được tính thực tiễn của bằng chứng vết răng cắn, tuy vậy họ vẫn cho phép các bằng chứng như vậy được trình bày trước tòa. Robert Lee Stinson đã phải ngồi tù trong 23 năm vì một tội danh mà ông không phạm phải chỉ vì bằng chứng là một vết răng cắn.

Tiêu chuẩn vàng trong khoa học đã từng là các nhân chứng mà đã chứng kiến tận mắt, mặc dù tòa án nhận thức rõ ràng rằng trí nhớ của con người không phải là bằng chứng vững chắc nhất. Lấy ví dụ, Jennifer Thompson thừa nhận rằng khi được yêu cầu chọn ra kẻ đã hãm hiếp cô trong một nhóm những người bị tình nghi, sau này cô đã nghi ngờ chính sự chắc chắn ban đầu của mình. Ronald Junior Cotton đã phải ngồi tù trong 22 năm mặc dù ông là một người vô tội.

Thompson, trong một đoạn phim trong buổi thuyết trình của cô, đã giải thích cách mà cô bị tấn công ngay trong ngôi nhà của mình. Cô tỉnh giấc và nhìn thấy một người đàn ông trên giường của cô. Khi hắn tấn công cô, cô đã cố gắng ghi nhớ ngoại hình của hắn với hy vọng sẽ nhận dạng được hắn ta trong trường hợp cô sống sót qua vụ tấn công này. Với nỗ lực đã được dự tính như vậy, cô vẫn nhận nhầm người.

Cô nói rằng khi cô được đưa cho xem một số kẻ tình nghi để nhận diện, cô có một cảm giác rằng một trong số bọn họ phải là kẻ tấn công cô. Khi cô chọn Cotton, cảnh sát bảo với cô rằng ông ta cũng là người mà họ nghi ngờ nhất.

Mặc dù Cotton đã ngồi tù rất lâu, khi ông được minh oan, ông và Thompson lại trở thành bạn bè của nhau.

Lễ Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Hoa Kỳ thường niên tại Washington, D.C., diễn ra trong khoảng 26-27/4/2014.  Đại Kỷ Nguyên là nhà tài trợ truyền thông của lễ hội này, nên bạn hãy chờ đợi những tin tức chi tiết hơn mà chúng tôi sẽ mang đến cho bạn về sự kiện này!

See more articles on the USA Science & Engineering Festival.

*Ảnh một hàng rào cảnh sát từ Shutterstock

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?