Tác hại kinh hoàng của nổ bom hạt nhân
Vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân bật tung hai triệu tấn nước và cát lên không khí, tạo ra cột nước cao gần 1.830m, rộng hơn 600m…
Vào năm 1946, chương trình Operation Crossroads đã tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới nước đầu tiên tại đảo san hô Bikini Atoll, thuộc quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Mục đích của chương trình này là nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên các tàu hải quân.
Vụ thử nghiệm này mang tên Baker, tạo ra sức nổ lên tới 23 kiloton (Kiloton là đơn vị đo năng lượng giải phóng từ vụ nổ, mỗi kiloton tương đương lượng nổ 1.000 tấn TNT).
Ngay sau khi phát nổ, đám mây hình nấm và cột nước lớn bốc lên cao đã phần nào cho thấy sức mạnh ghê gớm của loại vũ khí hủy diệt này. Theo tính toán của các nhà khoa học, vụ nổ bật tung hai triệu tấn nước và cát lên không khí, tạo ra cột nước cao gần 1,8km, rộng hơn 600m; đẩy vào không khí một lượng chất ô nhiễm phóng xạ vô cùng lớn.
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch (phân rã hạt nhân) hoặc phản ứng hợp hạch (tổng hợp hạt nhân) gây ra.
Vũ khí hạt nhân sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ, có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố trong vài phút.
Hình ảnh cho thấy vụ nổ thử nghiệm hạt nhân này đã đẩy 2 triệu tấn nước và cát lên không trung, tạo ra cột nước cao 1,8km, rộng hơn 600m.
Tại tâm vụ nổ, nhiệt độ có thể lên đến 300 triệu độ C và làm mọi thứ bốc hơi ngay lập tức.
Áp lực từ vụ nổ thổi bay các mảnh vỡ từ các tòa nhà cũng gây ra thiệt hại lớn cho các khu vực xung quanh bán kính trên 10km.
Tác hại lớn nhất từ một vụ nổ hạt nhân là do bụi phóng xạ gây ra. Bụi phóng xạ và các bức xạ từ vụ nổ làm tăng nguy cơ bị ung thư máu, vô sinh và các dị tật bẩm sinh. Sự ảnh hưởng của bụi phóng xạ có thể kéo dài hàng chục năm.
Vụ nổ hạt nhân sẽ làm tăng một lượng lớn các đám mây phóng xạ, chúng sẽ ngăn chặn ánh sáng Mặt trời, làm giảm nhiệt độ bề mặt Trái đất và giảm sự quang hợp cây cối, dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loài động vật.
Video dưới đây sẽ giúp bạn cái nhìn rõ hơn về sức công phá của vũ khí hạt nhân:
(Nguồn tham khảo: MyModernMet, Wikipedia)
Theo Kenh14