Căng thẳng Ukraina: 3 lý do tại sao Crimea sẽ là cái bẫy đối với ông Putin

01/04/14, 07:28 Trung Quốc

Trên bề mặt, việc sáp nhập Crimea nhanh chóng của Tổng thống Vladimir Putin của là một thành công rực rỡ. Lực lượng thân Nga dễ dàng tiếp quản khu vực, và ông Putin đã thấy tỉ lệ ủng hộ cao của mình đã vọt lên trên 70% tổng số dân Nga. Nhiều người Nga hoan hô Putin như một anh hùng đã đứng lên đương đầu với phương Tây, bảo vệ các quyền Nga và sửa chữa một bất công lịch sử.


 

Nhưng tập hợp xung quanh lá cờ sau một trận đánh thành công thì không có gì là mới. Thậm chí xếp hạng Tổng thống Mỹ George W. Bush đã tăng tới gần 70% ngay lập tức sau khi cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Sau hưng phấn ban đầu, khả năng lớn là ông Putin sẽ “tàn nhanh như hoa hồng”, giống như trường hợp ông Bush sau khi đã giải quyết Iraq. Khi người Nga thấy rằng chi phí kinh tế cao của sự sáp nhập Crimea lớn hơn lợi ích đạt được, chiến thắng của ông Putin chắc chắn sẽ thành zero. 

Vấn đề ở chỗ là mọi việc liên quan đến Crimea diễn ra quá nhanh. Khi Quốc hội Ukraina tước quyền hạn tổng thống của ông Viktor Yanukovych vào ngày 22.3, ông Putin đã phải nhanh tay hành động để tận dụng khoảng trống quyền lực. Nhưng trong sự háo hức thu hồi Crimea, ông Putin có thể phải nhận quả đắng. 

Dưới đây là 3 lý do tại sao việc sáp nhập Crimean sẽ có thể làm hại ông Putin. 

1. Ukraina sẽ trở thành thành viên của NATO. 

Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông George W. Bush, ban đầu Mỹ ve vãn Ukraina ý tưởng cho nước này gia nhập NATO, nhưng rồi thì ông Bush hiểu Ukraina có ý nghĩa thế nào đối với nước Nga, và lùi lại. 

Ông Bush nhận ra không giống như các quốc gia vùng Baltic đã gia nhập NATO vào năm 2004, Ukraina là “đường giới hạn đỏ” của ông Putin. Ông biết rằng ông Putin sẽ không bao giờ tha thứ cho quan điểm cho rằng căn cứ hải quân Biển Đen của Nga – nơi Nga đã thuê của Ukraina kể từ khi Liên Xô tan rã – có thể được thanh lý và biến thành một bãi đổ bộ của NATO! 

Tổng thống Barack Obama hiểu thấu đáo hơn so với ông Bush, rằng vai trò thành viên NATO cho Ukraina không có giá trị trong một cuộc xung đột lớn với Nga. Vì vậy, chủ đề này không được bàn đến nữa trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. 

Nga không sáp nhập Crimea, thì vai trò thành viên NATO của Ukraina sẽ không là vấn đề đáng bàn. Nhưng bây giờ, phương Tây có một lý do thuyết phục để chống lại việc mở rộng có thể trong tương lai của Nga bằng cách mở rộng khuôn khổ an ninh tập thể của mình bao gồm cả Ukraina. Georgia và Moldova chắc chắn sẽ theo bước. 

Kết quả là, một trong những điều mà ông Putin sợ nhất – Ukraina trở thành thành viên NATO – giờ đây gần như sẽ thành hiện thực. Cuối cùng, điện Kremlin chỉ có thể tự trách mình, khi việc sáp nhập Crimea đã chuyển đổi một NATO từ một tổ chức có bộ máy quan liêu cồng kềnh, trì trệ mà thiếu một sứ mệnh rõ ràng, thành một khối quốc phòng có mục tiêu rõ ràng. 

2 . Nga có thể bị cô lập. 

13/15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết ngày 15.3.2014 tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý của người Crimea là không hợp lệ. Còn lại chỉ có Nga đã bỏ phiếu chống, Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Sau đó là cuộc bỏ phiếu ngày 27.3 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, 100 nước tán thành so với 11 nước phản đối một nghị quyết không công nhận việc sáp nhập của Crimea vào Nga. 

3. Biện pháp trừng phạt của phương Tây và cô lập toàn cầu sẽ đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. 

Ngay cả trước khi sáp nhập Crimea, kinh tế Nga đã tăng trưởng ở mức 1,3% trong năm 2013. Bây giờ, trừng phạt của phương Tây và cô lập toàn cầu có thể khiến vấn đề kinh tế của Nga nghiêm trọng hơn. 

Alexei Kudrin – cựu Bộ trưởng Tài chính, thành viên của Hội đồng kinh tế của tổng thống Nga – cho biết biện pháp trừng phạt có thể khiến Nga mất đi khoảng 200 tỷ USD trong năm nay. Ngày 26.3, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo nền kinh tế của Nga có khả năng suy giảm 1,8% trong năm 2014. 

Xếp hạng chỉ số tín dụng của Nga đã bị hạ, tăng chi phí đi vay đáng kể. Ngoài ra, chính phủ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách sắp xảy ra cùng khả năng giá dầu sẽ giảm, đặc biệt khi Iran lại vào thị trường xuất khẩu dầu trong tháng tới. 

Chi phí hỗ trợ Crimea, ước tính khoảng 5 tỷ USD năm, sẽ làm ngân sách liên bang căng thẳng hơn. Trong khi Mỹ có thể phát h&
agrave;nh một lượng trái phiếu kho bạc hầu như không giới hạn để bù thâm hụt ngân sách, Nga, với chỉ số chứng khoán S&P (Standard & Poor’s Stock Index) hạ xuống mức “tiêu cực” tuần trước, không có khả năng “xa hoa” kiểu này. Chính phủ Nga sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu, trong đó đặc biệt là sẽ làm tổn hại cho tầng lớp trung lưu và người nghèo. 

Vấn đề sẽ tồi tệ hơn, giá tiêu dùng sẽ tăng nếu đồng rúp mất giá hơn nữa trong bối cảnh trừng phạt kinh tế, dòng vốn đổ vào và triển vọng đầu tư nước ngoài vào Nga xấu đi. Truyền thông sẽ đổ lỗi cho nước ngoài gây ra các vấn đề kinh tế của Nga, nhưng có lẽ ít người Nga tin rằng mọi yếu tố nước ngoài khiến tiền lương thực tế ở Nga ít đi, người Nga phải trả nhiều tiền hơn cho lương thực thực phẩm, quần áo và các loại dịch vụ. 

Nếu Ukraina và Gruzia gia nhập NATO, vấn đề kinh tế của Nga sẽ chỉ trầm trọng thêm. Kremlin sẽ nói địch thủ ở ngay tại các cửa ngõ của nước Nga – điều một số nhà lãnh đạo Nga tin – và tăng thêm chi tiêu quốc phòng hiện tại đang ở mức lớn thứ ba thế giới. 

Một lần nữa, Nga sẽ phải lựa chọn giữa súng và bơ. Chi tiêu quốc phòng cao hơn có nghĩa là thâm hụt ngân sách lớn hơn và cắt giảm ngân sách dành cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ cấp hưu trí, các dự án cơ sở hạ tầng và tiền lương cho nhân viên chính phủ. Điều đó từng xảy ra trong những năm 1980, đã làm Liên Xô gần như phá sản và có vai trò lớn trong sự tan rã của nó vào năm 1991. 

Cuối cùng, một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và nghiêm trọng ở Nga có thể sẽ khiến các phong trào đối lập kích động đám đông tràn ra đường phố phản đối. Putin đã giành chiến thắng ở Crimea, nhưng ông có lẽ sẽ mất ở Ukraina. 

Theo Laodong

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc