Chuyên Gia Liên Hợp Quốc Chỉ Trích Trung Quốc vì Cái Chết của Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Tào Thuận Lợi

23/03/14, 16:39 Trung Quốc

Các nhà hoạt động tập trung tại bệnh viện Bắc Kinh, nơi Tào Thuận Lợi (Cao Shunli) đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vào ngày 16. Bà đã bị từ chối điều trị y tế trong khi bị giam giữ và hôn mê trong thời gian cơ quan chức năng đưa đến một cơ sở cấp cứu. Các chuyên gia của LHQ chỉ trích Trung Quốc về cái chết của nhà hoạt động quyền Tào Thuận Lợi hôm Thứ ba trong một cuộc họp Hội đồng Nhân quyền (LHQ).(Sound of Hope Radio)

Cái chết gần đây của nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Tào Thuận Lợi đã mang lại một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đối với Trung Quốc, kể cả tại Hội đồng Nhân quyền của LHQ hôm thứ ba, nơi mà Trung Quốc thường xoay xở để tránh bị chỉ trích trực tiếp.

Theo lời kể của gia đình và bạn bè, bà Tào qua đời bởi vì chính quyền từ chối điều trị y tế trong khi bà đang bị giam giữ. Họ chỉ thả bà khi biết chắc là bà đang hấp hối. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận điều này, đầu tiên là trên các phương tiện truyền thông và  sau đó là tại cuộc họp hội đồng LHQ hôm thứ tư, mà không có chứng cứ  thuyết phục nào.

“Cái chết của bà Tào là một ví dụ bi thảm về những hậu quả từ việc kết tội đối với các nhà hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc và những hành động trả thù đối với họ. Thật không thể chấp nhận được rằng các nhà hoạt động xã hội phải trả giá lớn nhất vì đã hợp tác hòa bình và chính đáng với LHQ và các cơ cấu nhân quyền,” chuyên gia của LHQ cho biết trong thông cáo báo chí ngày hôm qua.

Trích dẫn báo cáo gần đây từ Trung Quốc, “Không ai bị trả thù vì tham gia vào các hoạt động hợp pháp hoặc các tổ chức quốc tế,” và “Không có là cái gọi là vấn đề đàn áp ‘người bảo vệ nhân quyền’,” Human Rights Watch (HRW) cho rằng Trung Quốc nên có câu  trả lời cho cái chết của bà Tào.

Trung Quốc nên thực hiện cam kết truy cứu những người có trách nhiệm trong cái chết của bà Cao khi ra đối chất về quyền con người trước Hội đồng Nhân quyền, bà Sophie Richardson, giám đốc HRW Trung Quốc cho hay.

Đầu tháng này, trong báo cáo thường niên bởi báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của những người bảo vệ nhân quyền, Báo cáo viên Margaret Sekaggya lưu ý rằng Trung Quốc đã thường xuyên từ chối các chuyến thăm của cô đến quốc gia này trong năm 2008 và 2010 để xem xét tình cảnh của người bảo vệ nhân quyền. Chuyến thăm là một hoạt động định kỳ đối với các quốc gia thành viên và Trung Quốc cùng với những quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác như Mozambique, Sudan, Zimbabwe và Syria đều bác bỏ các chuyến thăm của các Báo cáo viên.

Chính quyền Trung Quốc ban đầu bắt giữ Tào Thuận Lợi tại sân bay Bắc Kinh vào tháng Chín năm 2013, khi bà chuẩn bị lên chuyến bay đến Geneva để tham gia vào một buổi tập huấn về những cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc và tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhân quyền. Tội danh chính thức của bà là “tụ tập bất hợp pháp” và sau đó là “cãi vã và kích động gây rắc rối” vào tháng Mười.

Bà Tào đã lên kế hoạch tìm kiếm sự chăm sóc y tế tại hội nghị. Sức khỏe của bà xấu đi trong khi đang bị giam giữ, và bà bị từ chối cả yêu cầu được chăm sóc y tế thích đáng, lẫn việc được thả ra để chữa trị theo yêu cầu của gia đình.

Chính quyền Trung Quốc cũng đã từ chối điều trị y tế hoặc phóng thích cho tù nhân Trần Khắc Quý, cháu trai của Trần Quang Thành và vợ của người được trao giải Nobel Lưu Hiểu Ba, người hiện đang bị quản thúc tại gia và nhiều tù nhân chính trị bình thường như học viên Pháp Luân Công Zhang Jinku tai nhà tù Hô Lan.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà