Cựu Binh Chiến Tranh Biên Giới Việt-Trung Kiến Nghị Chế Độ Đòi Phúc Lợi Đã Hứa Hẹn

04/03/14, 14:11 Trung Quốc
Các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa Trung Quốc-Việt Nam nâng biểu ngữ tại Bắc Kinh khi họ kiến nghị chế độ cộng sản vì những lợi ích mà họ được hứa hẹn khi gia nhập quân đội. Biểu ngữ bên trái ghi: "Trong thời gian qua chúng tôi đã mang vinh quang lớn cho đất nước của chúng tôi Bây giờ áp lực khắc nghiệt trong cuộc sống của chúng tôi mang đến cho chúng tôi đau khổ và nước mắt.". Biểu ngữ bên phải: "Chúng tôi những người lính cựu chiến binh muốn nhìn thấy Chủ tịch Tập Chúng tôi muốn nói vài lời chân thành với ông ta và Đảng Cộng sản.".

Các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa Trung Quốc-Việt Nam nâng biểu ngữ tại Bắc Kinh khi họ kiến nghị chế độ cộng sản vì những lợi ích mà họ được hứa hẹn khi gia nhập quân đội. Biểu ngữ bên trái ghi: “Trong thời gian qua chúng tôi đã mang vinh quang lớn cho đất nước của chúng tôi Bây giờ áp lực khắc nghiệt trong cuộc sống của chúng tôi mang đến cho chúng tôi đau khổ và nước mắt.”. Biểu ngữ bên phải: “Chúng tôi những người lính cựu chiến binh muốn nhìn thấy Chủ tịch Tập.Chúng tôi muốn nói vài lời chân thành với ông ta và Đảng Cộng sản.”.

Vào một đêm trước ngày kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi giữa Trung Quốc và Việt Nam, một số đám đông các cựu chiến binh đã tụ tập ở Bắc Kinh để kêu gọi chính phủ giữ lời trong việc trợ cấp và hỗ trợ mà họ đã hứa hàng thập kỷ trước đây.

Đến giữa buổi sáng Thứ hai, khu vực gần văn của phòng Đảng Cộng Sản đã bị lấp đầy bởi những người kiến nghị mặc đồng phục quân sự, với các biểu ngữ hiện thị những  nguyện vọng, nhu cầu, và những mối bất bình của họ. Nhiều người trong số các cựu chiến binh bày tỏ sự bất bình với chế độ vì đã không thực hiện lời hứa khi họ nhập ngũ, để mặc một số cựu chiến binh trong tình trạng quẫn bách.

Những người kiến nghị đã bị quây lại và đưa đến Jiujingzhuang, một trung tâm tổ chức cho những người khiếu kiện ở Bắc Kinh, nơi những người đại diện đàm phán với các quan chức về việc cải thiện các chế độ lương hưu và các điều kiện sống.

“Có năm trăm người kiến nghị ở Ủy Ban Quân Sự Trung Ương và Văn phòng Tổng Cục Chính Trị,” một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ Sơn Đông đã nói với Đại Kỷ Nguyên. Ông nói với các phóng viên rằng thường có bốn phòng ban để xử lý đối với những người khiếu kiện, nhưng các quan chức đã thêm vào một bộ phận đặc biệt để nói chuyện với các cựu chiến binh nhân dịp này. Vào buổi muộn ngày hôm đó họ đã nói với các phóng viên rằng các đại diện của họ vẫn còn đang đàm phán nhưng không có kết quả nào được đưa ra.

Một số cựu chiến binh giận dữ đã đe dọa tập hợp lại và diễu hành tại quảng trường Thiên An Môn nếu không có cuộc đàm phán thỏa đáng bắt đầu từ lúc 02:30 – buổi chiều cùng ngày.

Ở Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, một đám đông khoảng 3.000 cựu chiến binh đã tụ tập vào tuần trước đó, dưới sự hiện diện của cảnh sát hạng nặng – cho một lễ tưởng niệm và để phản đối về sự thiếu hỗ trợ mà chính phủ đã hứa.

“Chúng tôi đã nâng cao các biểu ngữ chỉ được trong một vài phút, nhưng sau đó chúng đã bị giật khỏi chúng tôi bởi cảnh sát, những người đã yêu cầu chúng tôi thu dọn đi một cách nhanh chóng,” cựu chiến binh và là nhà hoạt động xã hội Sun Enwei nói với Đài Á Châu Tự (RFA). “Nhưng hoạt động của chúng tôi đã gặp trở ngại nhất định.”

Ông cho biết các cựu chiến binh chỉ được phép xuất hiện ở các nghĩa trang trong từng nhóm nhỏ và chỉ có thể ở lại trong một thời gian ngắn.

Bởi vì nhiều cựu chiến binh phải sống trong cảnh nghèo đói ở Trung Quốc, với các khoản phụ cấp sinh hoạt hàng tháng không đủ trang trải chi phí y tế của họ, do đó sự họp mặt của các cựu chiến binh tức giận là một hiện tượng phổ biến. Nhiều binh lính đã rời bỏ hoặc đã xuất ngũ trước khi họ đến tuổi nghỉ hưu và do đó thu thập của họ không có lương hưu quân đội, và nhiều người không được đào tạo nghề, để lại cho họ vài viễn cảnh mà giờ đây họ đang ngày một già đi và ốm yếu.

 

Dịch Việt ngữ bởi: Tố Như
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?