Một cuộc chiến tranh không gian có thể xảy ra sau nhiều năm êm ấp ???

13/02/14, 08:04 Trung Quốc

Sự lệ thuộc vào vệ tinh có thể chính là điểm yếu của quân đội Mỹ, do đó Trung Quốc đang biến vũ khí chống vệ tinh trở thành mục tiêu then chốt trong việc nâng cao vị thế quân sự của mình. Hoa Kỳ đang thức tỉnh trước mối đe dọa này: trong hơn 11 ngày qua, quốc hội đã tổ chức 5 phiên điều trần về sự tấn công của Trung Quốc trong chiến tranh không gian đã trở thành một sự đe dọa chủ yếu, một mối họa chỉ có thể ngày càng lớn hơn.

 Ông James Clapper, giám đốc tình báo quốc gia trong một buổi điều trần ngày 29 tháng 01, cho biết rằng: “Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc và Nga hiểu được lợi thế thông tin chuyên nhất được tạo nên bởi các hệ thống không gian và họ đang phát triển năng lực phá vỡ việc sử dụng không gian của Mỹ bằng một cuộc va chạm”.

Ông Clapper nói thêm rằng: “Các mối đe dọa đối với dịch vụ không gian của Mỹ sẽ tăng trong năm 2014 và xa hơn nữa là những kẻ thù tiềm năng đang theo đuổi hoạt động tăng cường khả năng gây rối và phá hoại các thiết bị không gian . ”

Vai trò của thông tin trong chiến tranh mà Clapper đề cập đến đã được chứng kiến trong các cuộc xung đột thực tế.

Trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, sau khi quân liên minh phá hủy lực lượng không quân và cơ quan phòng không của Iraq, ưu tiên thứ hai của họ là tiêu hủy những mệnh lệnh được đưa ra và các cơ quan thông tin liên lạc. Điều này khiến quân đội Iraq lang thang trên sa mạc như những đứa trẻ lạc đường, không biết kẻ thù đang ở đâu, không biết phải làm gì và cũng không biết về tình hình của cuộc chiến. Phần lớn quân đội Iraq đã đầu hàng lực lượng liên minh .

Một chiến lược tương tự đã được Nga sử dụng trong cuộc xâm lược vào Georgia. Vào năm 2008, ngay trước khi quân đội Nga tiến vào Georgia, họ đã cho tiến hành một cuộc tấn công mạng vào đây làm tê liệt các phương tiện truyền thông thông lớn và các trang web của chính phủ, do đó vào thời điểm bị tấn công thực địa, Georgia không hề có một kênh thông tin nào hoạt động. Các cuộc tấn công mạng được cho là do tình báo Nga thực hiện, tuy nhiên chính phủ Nga phủ nhận cáo buộc này.

Theo Ross Babbage, giám đốc điều hành của Chiến lược Quốc tế, một tổ chức tư vấn an ninh quốc gia Úc,  thì Trung Quốc đang có kế hoạch thực hiện một chiến lược tương tự trong cuộc chiến với Hoa Kỳ. Phần đầu tiên trong chiến lược này là gây “mù hệ thống giám sát và trinh sát của Mỹ, phá hỏng mạng lưới thông tin liên lạc, kiểm soát và ban hành mệnh lệnh, cùng các tên lửa và các cuộc tấn công không gian. Đó là điều Babbage nói theo  trích dẫn trong cuốn sách “Vương quốc và con mồi: Trung Quốc, Úc, sợ hãi và tham lam”.

Mối đe dọa từ vũ khí thiết bị không gian của Trung Quốc đối với Mỹ “đứng ngang hàng với các hoạt động tấn công mạng của nước này đối với Hoa Kỳ”. Đó là điều ông  Ashley Tellis, liên kết cấp cao tại Quỹ Carnegie cho Hòa bình Quốc tế, đề cập đến trong một phiên điều trần của Quốc hội ngày 28 tháng 01.

Ông Tellis nói: “Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc đang tập trung sâu vào việc vô hiệu hóa năng lực không gian của Mỹ vì họ tin rằng việc vô hiệu hóa này là cần thiết, nhằm chấm dứt ưu thế mà quân sự Mỹ đang phụ thuộc vào.

Chiến Tranh Bất Đối Xứng

Các vệ tinh là gót chân Achilles trong sức mạnh quân sự của Mỹ và đối thủ của Mỹ cũng nhận thức được điều này. Các hệ thống phụ thuộc vào vệ tinh bao gồm cảnh báo tên lửa, thông tin liên lạc, GPS và trinh sát.

Mark Stokes, giám đốc điều hành của Viện dự án 2049 cho biết trong một phiên điều trần của Quốc hội ngày 30 tháng 01: “Hoa Kỳ và các cường quốc khác phụ thuộc vào các phương tiện không gian trong các hoạt động quân sự, cũng như trong việc đảm bảo lợi thế so với các đối thủ tiềm năng.”

Stokes trích dẫn lời của một cựu nhân viên cơ quan tình báo quốc gia Mỹ trước đây, ông lưu ý rằng phát triển vũ khí chống vệ tinh “là một trong những ưu tiên quân sự cao nhất của Bắc Kinh.”

Sức mạnh then chốt của các cường quốc quân sự phương Tây là việc sử dụng chiến tranh bất đối xứng – nghĩa là các nhóm nhỏ bộ binh được hỗ trợ bởi toàn bộ năng lực của cả quân đội bao gồm hỗ trợ trên không và tình báo. Tuy nhiên, hình thức chiến tranh này phụ thuộc mạnh mẽ vào việc thông tin liên lạc các mệnh lệnh và điều khiển.

Mặc cho nền quân sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích quốc phòng vẫn nghi ngờ liệu nó có thể đánh bại quân đội của các quốc gia nhỏ hơn, bao gồm Đài Loan và Nhật Bản bởi vì cả hai nước này đều sử dụng chiến tranh bất đối xứng theo kiểu phương Tây .

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc dựa vào số đông và kế hoạch của nó là buộc quân đội Mỹ phải đối đầu với quân đội Trung Quốc trên phương diện này. Điều này đòi hỏi sử dụng đến chiến tranh không gian và chiến tranh mạng thông tin để tiêu diệt các hệ thống đã giúp cho quân đội Mỹ chiếm thế thượng phong.

Ông Robert Butterworth, Giám đốc Viện George C. Marshall, trong buổi điều trần của Quốc hội vào ngày 28 tháng 01, cho biết: “Nếu Trung Quốc có thể làm hỏng các vệ tinh quân sự của Mỹ và giảm bớt độ tin cậy của chúng thì việc điều động lực lượng của chúng ta sẽ chậm hơn và phối hợp kém hơn, vũ khí tầm xa của chúng ta sẽ phản ứng kém nhạy và kém chính xác hơn, các hoạt động chiến thuật của chúng ta nhìn chung sẽ ít tập trung và tốn kém hơn, đồng thời nhận thức toàn cầu của chúng ta cũng sẽ thiển cận hơn và ít cập nhật hơn”,

Trong khi ĐCSTQ thích mồm năm miệng mười về sự phát triển đa dạng quân lực của họ –  đó là máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ 5, sự phát triển của hải quân và vũ khí hạt nhân, họ cố gắng giữ kín như bưng về những vũ khí chống vệ tinh.

Chính quyền Trung Quốc thậm chí đã cố gắng che giấu những thử nghiệm quân sự. Vào ngày 12 tháng 05 khi phóng tên lửa chống vệ tinh Dong Ning-2, Viện Khoa học Quốc gia Trung Quốc đã cố gắng gọi đó là một nhiệm vụ khoa học.

Chiến Tranh Không Gian

Quan ngại về việc Trung Quốc chú ý vào các vũ khí chống vệ tinh vượt xa các mối đe dọa quân sự. Những vũ khí này nguy hại đến mức lần thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2007, đã phá hủy những vệ tinh của chính họ trên quỹ đạo LEO, vẫn còn là đề tài đang được bàn luận vì hành động liều lĩnh này đã tạo nên ước tính khoảng 2 500 mảnh vụn nguy hiểm lơ lửng trên quỹ đạo.

Vụ việc là cũng là một trong những lý do chính khiến NASA bị cấm hợp tác với Trung Quốc, vì nó làm Mỹ nghi ngờ về  các ý định của Trung Quốc trong không gian.

Mảnh vỡ quỹ đạo di chuyển ở tốc độ lên đến 17.500 dặm một giờ. Trang web của NASA nói rằng: “Ngay cả những đốm bụi không gian nhỏ cũng có thể làm hỏng một con tàu vũ trụ khi di chuyển ở vận tốc này. Trong thực tế, một số cửa sổ tàu con thoi đã phải được thay thế vì thiệt hại gây ra bởi các loại vật thể được phân tích và chứng minh là các đốm bụi này. ”

Thậm chí một số ít các thử nghiệm chống vệ tinh như vậy có thể có tác động tàn phá đối với các phi thuyền không gian. Nó cũng có thể làm tê liệt các vệ tinh thương mại, ảnh hưởng đến các hệ thống bao gồm GPS, truyền hình và thậm chí nhiều dịch vụ điện thoại .

NASA cần phải lần tìm các mảnh vụn quỹ đạo trong các lần thực hiện nhiệm vụ không gian. Trong tháng 6 năm 2011, sáu thành viên phi hành đoàn trong Trạm không gian quốc tế đã phải tìm nơi trú ẩn trong tàu cứu sinh Soyuz khi một mảnh vỡ lướt qua trạm cách 829 feet.

Nghị sĩ Hà Lan Ruppersberger ( D-Md. ) tại phiên điều trần ngày 04 Tháng 02 cho biết: “Chỉ riêng các vụ việc liên quan đến những mảnh vỡ cũng đã đủ gây phiền hà cho các vệ tinh và nhiệm vụ không gian của chúng ta – nhưng các hoạt động không gian này cũng sớm bộc lộ rằng có những quốc gia đang  tìm cách phá hủy các vệ tinh này, chính là thứ mà cuộc sống hàng ngày cũng như quân sự và những phương tiện tình báo đang quá phụ thuộc vào.”

Theo Michael Krepon, đồng sáng lập của Trung tâm Stimson, thì chiến tranh không gian là một mối đe dọa đã xưa.

Krepon từng là một nhân viên của Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện trong Chiến tranh Lạnh. Vào ngày 28 tháng 01, ông cũng đã làm chứng trước ủy ban này về tham vọng của Trung Quốc trong cuộc chiến không gian.

Ông nói, đề cập đến cuộc Chiến tranh Lạnh: “Tôi nghĩ có nhiều lý do tại sao trước đây chúng ta tránh được chiến tranh không gian. Một lý do là chúng ta đã không thể ‘bật tường lửa’ (firewall) chiến tranh trong ‘miền’ (domain) khác.”

Krepon nói rằng Hoa Kỳ và Moscow đều biết rõ rằng chiến tranh trong không gian có nghĩa là chiến tranh trên trái đất và “Viễn cảnh leo thang không kiểm soát được đã ở ngay trước mặt chúng ta và Moscow. Năng lực không gian dễ bị tổn thương đến nỗi nếu ai đó muốn tấn công vào đó, chúng ta có thể bị tổn thất vô cùng lớn.”

Ông nói: Tình huống ngày nay cũng tương tự, ông cũng lưu ý rằng điều Hoa Kỳ có thể làm để bảo vệ các vệ tinh là rất nhỏ nhoi, và Trung Quốc cần phải được cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra nếu họ tấn công một vệ tinh của Mỹ.

Điều cần thảo luận là, ông nói: “làm thế nào để chúng ta đối phó với những tổn thất theo cách tốt nhất có thể? Đó là một câu hỏi.”

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng