Mỡ cá rán cá
Lấy mỡ cá rán cá: Từ chuyện cho vay lãi ảo:
Một thầy giáo kể cho tôi nghe câu chuyện để hài hước để ví dụ về vay lãi ảo thế này: Anh A nói với B rằng “Cho tao mượn 50 triệu đi kinh doanh, mỗi ngày tao sẽ trả lãi mày mỗi ngày 1 triệu”. Thế là anh B đưa anh A mượn 50 triệu, anh A được tiền 50 triệu mỗi ngày trích từ 50 triệu đó trả lãi cho anh B, khiến anh B tin. Rồi anh A qua dụ chị C, nói rằng xem tui trả xòng phẳng với anh A chưa và vay của chị C 100 triệu. Anh A lấy 50 triệu từ 100 triệu này trả cho anh B, rồi lấy số còn lại trả lãi cho chị C. Và cứ thế xây dựng “uy tín”, đi lừa để vay tiền hoàng loạt người khác, khi số tiền đủ lớn thì bắt đầu chuồn.
Ngẫm lại hình thức kinh doanh đa cấp cũng giống như thế, đó là “lấy mỡ cá để rán cá”. Một nhân viên từng nằm trong “đường dây đa cấp” của Vision thổ lộ: “Để tham gia vào gia đình Vision, đầu tiên bạn phải bỏ ra khoảng gần 10 triệu đồng để mua bộ sản phẩm theo quy định của công ty với mức giá được giảm 40%. Tiếp theo là tìm cho được 5 nhà phân phối cho bạn. Khi 5 người này bán được sản phẩm, bạn sẽ được hưởng hoa hồng 20%. Rồi 5 người này tiếp tục tìm 25 nhà phân phối nữa và khi đó bạn sẽ được hưởng 5% hoa hồng trên họ, rồi cứ thế phát triển lên. Bạn càng có nhiều nhà phân phối cấp dưới mức lợi nhuận của bạn càng cao”. Tức là để tham gia “đường dây”, người dùng cần bỏ ra vài triệu tới vài chục triệu đồng để mua sản phẩm. Mà khách hàng đầu tiên của họ lại chính là gia đình, người thân, bạn bè.
Số tiền của chính mình nộp cho công ty để mua sản phẩm giá “trên trời” và lợi nhuận hoa hồng giảm cũng chính là “mỡ” của mình. Rồi số tiền mà những người đến sau nộp cho công ty, mình lấy một phần chính là “mỡ” của gia đình, người thân, bạn bè. Ai cũng mong đến sớm để có thể có lợi nhuận cao, trong khi lợi nhuận đó đến từ phần trăm của việc mạng lưới bên dưới – số người được kết nạp vào và nộp tiền mua sản phẩm. Tức là “cá cắn câu cứ việc rán những con cá tiếp theo” và lợi nhuận thì công ty không lỗ bao giờ, vì bất kỳ ai vào cũng phải mua sản phẩm của công ty lên đến cả chục triệu đồng.
Kêu gọi họ hàng người thân “lúc đó sẽ biết” :
“Lúc đó sẽ biết” là câu nói khi ai đó muốn mời bạn đến tham dự một hội thảo đa cấp nhưng được trá hình dưới những từ nghe rất mỹ miều và hấp dẫn như: hội thảo về y dược, sức khỏe, kinh doanh và giao tiếp, …v.v. Thật ra là họ mời bạn đến một nơi mà rất sôi động, mà toàn là những “giáo sư”, “tiến sỹ”, “bác sỹ”, “người thành công” lên chia sẻ về kinh nghiệm thành công của họ. Xem bạn có bị “tẩy não” hay không dưới một môi trường thế này, nơi muôn người đều nói “như một”.
Thật ra, những người kêu gọi bạn họ không lừa bạn, họ tin tưởng rằng họ đang đem đến hạnh phúc cho bạn và cho chính họ. Còn động lực thúc đẩy của họ là “vì tiền và cũng là vì mọi người” – điều mà các công ty đa cấp đã gắn kết “vì tiền – và vì mọi người” lại với nhau và tung nó lên làm một học thuyết cao đẹp nhất.
Vì niềm tin dùng sản phẩm rồi, cảm thấy tin tưởng thì mới giới thiệu cho người ta. Nên ngoài việc giới thiệu với những người mới quen ở nhà sách, công viên, sinh viên, công nhân thì chủ yếu là các nhân viên trong mạng lưới sẽ giới thiệu cho chính họ hàng, gia đình, bạn bè của họ.
Cơ hội sống tập thể hay là buông thả:
Số người tham gia vào đa cấp là sinh viên đang học xa nhà, từ các tỉnh nghèo ở quê lên và công nhân cũng rất nhiều. Đặc điểm là họ có mong ước cháy bỏng gây dựng cơ nghiệp để rạng danh. Khi tham gia vào đa cấp với số tiền phải bỏ ra là hàng triệu đồng, thì việc lo chỗ ăn ở là việc khó khăn. Vì vậy, các công ty đa cấp tiến tới một lá bài mới: “Cơ hội được sống trong tập thể chuyên nghiệp, tự tin, năng động”.
Và thực tế nơi sống đó là những phòng trọ với 30-40 chục người cùng ở chung, ăn chung, ngủ chung và “dạy nhau cách kinh doanh”. Và tụ tập nhóm thành vòng tròn ở các công viên (phần lớn là sinh viên) hò hét, vui chơi và thảo luận, chia sẻ của những “MC cây nhà lá vườn”, “thu nhập khủng” của những người quản lý, v…v.v
Cận cảnh nơi ăn ở nhồi nhét, xập xệ của những nhân viên Lô Hội tại Vũ Thư, Thái BÌnh (Ảnh: Anninthudo.vn)
Nhiều người giật mình khi chứng kiến cuộc sống của hàng nghìn nhân viên Công ty TNHH TM Lô Hội, chi nhánh Thái Bình (Lô Hội). Trong vòng vài năm, nhân dân nhiều xã thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình làm giàu nhanh chóng nhờ vào việc… cho thuê phòng trọ. Theo những người dân ở Vũ Thư, Thái Bình, họ hầu như không biết những nhân viên của Lô Hội kinh doanh mặt hàng gì, chỉ biết khi ra đường luôn ăn mặc chải chuốt, sạch sẽ. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngăn nắp, sạch sẽ, chỉn chu là cuộc sống bầy đàn, chen chúc. Mỗi phòng trọ chỉ 25 – 30m2 nhưng có đến 40 con người, cả nam và nữ cùng sinh hoạt, ăn uống. Mỗi ngày có người đi chợ cho đủ 40 người với khẩu phần ăn 1 ngày 2 bữa là 7.000 đồng. Số tiền sinh hoạt hàng tháng cho mỗi nhân viên Lô Hội tại Vũ Thư, Thái Bình chỉ 500.000 đồng.
- Những hài nhi vô tội: Nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra chính từ chiêu bài “”Cơ hội được sống trong tập thể chuyên nghiệp, tự tin, năng động” của đa cấp. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư ghi nhận nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị trong tình trạng gào thét, kêu khóc do mắc phải bệnh hysteria – rối loạn tâm thần ở nữ khi có nhiều lo lắng, áp lực sợ hãi, trong môi trường này sống chung chạ này thường xuyên phải chứng kiến cảnh yêu nhau. Có rất nhiều trường hợp phải đi phá thai do không biết cách phòng tránh cho bản thân. Ông Nguyễn Văn Thưởng, Trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho biết: “Từ ngày có người của Lô Hội về, nghĩa trang trong làng xuất hiện thêm rất nhiều những ngôi mộ không tên, chôn cất các hài nhi. Những phòng khám tư ở đây đều từng nhiều lần thực hiện việc nạo phá thai cho các nữ nhân viên Lô Hội. Họ ăn ngủ tập thể với nhau suốt ngày suốt đêm như thế, không có những chuyện như vậy xảy ra mới là lạ”.
Thế nhưng, ở quê nhà, phụ huynh của họ vẫn đinh ninh con cái mình đang được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp với mức lương hứa hẹn lên tới vài chục triệu đồng một tháng. Khoản thu nhập khổng lồ được vẽ ra chưa thấy đâu, nhiều người đã bị cuốn vào vòng xoáy lừa đảo đa cấp. Phần vì xấu hổ với họ hàng làng xóm, phần vì bị kiềm tỏa trong vòng vây quy định của công ty cũng như của chính những “đồng nghiệp” đang cùng sinh sống. Không dũng cảm thoát ra được vòng xoáy này, chính những người bị lừa vào đường dây lại quay ra lừa lại bạn bè, người thân với những mánh khóe ngày càng tinh vi hơn.
Vì sao dân Việt Nam bị lừa?