Nghề viết blog thuê ở Trung Quốc

18/07/11, 16:18 Trung Quốc

 

TTCT – Trung Quốc hiện đang sử dụng một lực lượng trên mạng chuyên đả kích các mục tiêu liên quan chính trị hoặc nhằm bênh vực chính sách chính phủ theo từng trường hợp cụ thể.

Trong 457 triệu người hiện sử dụng Internet tại Trung Quốc, hàng trăm ngàn người được dùng như “lính đánh thuê trực tuyến” – Ảnh: digitaltrends.com

Loạt tấn công khẩu chiến trên mạng vài ngày qua nhằm vào Việt Nam lẫn Philippines trong vụ xung đột biển Đông là vụ mới nhất liên quan đến lực lượng này, được biết dưới những cái tên như Ngũ Mao đảng, Võng lạc bình luận viên, Võng bình viên, Hồng mã giáp…

Viết blog thuê có nhuận bút

Bằng thủ thuật viết blog và lập diễn đàn trực tuyến, Ngũ Mao đảng đang là thành phần đắc dụng cho các cuộc khẩu chiến bênh vực đường lối của Trung Quốc, hiện quy tụ “ít nhất hàng chục ngàn người” – theo blogger nổi tiếng Trung Quốc Lý Minh (1), thậm chí khoảng 300.000 người (2).

 

Chuyên gia về Internet Trung Quốc Renaud de Spens cho biết lực lượng này đa dạng đến mức hiện có sự tham gia của viên chức nghỉ hưu, giới chức chính quyền địa phương, nhân viên công ty nhà nước hoặc thậm chí các bà nội trợ! Từ các đơn vị nhỏ tại những công ty nhà nước đến cấp quận, tỉnh, thành đều có bóng dáng Ngũ Mao đảng, kể từ khi làn sóng viết blog bùng nổ tại Trung Quốc cách đây năm năm, đóng góp vào làn sóng “sinh hoạt dân chủ” nhộn nhịp trên cộng đồng mạng với tinh thần quyết liệt ủng hộ chính sách nhà nước, đặc biệt các chính sách gây tranh cãi như giải tỏa đền bù (đối nội) hay các vấn đề khoác áo chủ quyền quốc gia (đối ngoại). Danh tiếng Ngũ Mao đảng ngày càng lan rộng.

Tại sao gọi là Ngũ Mao đảng? Cụm từ này xuất phát từ việc người tham gia được trả “ngũ mao” (0,5 nhân dân tệ) cho một bài blog giúp tuyên truyền. Thật ra người ta có thể thấy quan điểm của Chính phủ Trung Quốc như thế nào trong các vấn đề chính trị thế giới qua “chính kiến” được Ngũ Mao đảng bày tỏ giùm, như trong vụ NATO xử Libya, vụ Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, vụ Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm biển Đông, hoặc việc tán dương sức mạnh quân sự Trung Quốc… Lực lượng Ngũ Mao đảng “được trả tiền dựa vào số bài bình luận đưa lên mạng và có thể được thưởng thêm nếu bài viết được xếp hạng cao với tỉ lệ nhiều người đọc”, theo blogger Lý Minh.

Trong bài viết trên tờ báo Trung Quốc Global Times (3), tác giả Trương Lỗi cung cấp nhiều chi tiết về Ngũ Mao đảng. Theo Trương Lỗi, chính quyền tỉnh Cam Túc từng tuyển mộ một nhóm gồm 650 “bình luận viên Internet” để định hướng dư luận. Dẫn lời một chuyên gia truyền thông tên tuổi với 20 năm kinh nghiệm, tác giả cho biết các website chính phủ cũng sử dụng lực lượng “võng bình viên” (bình luận viên trên mạng) để thực hiện cuộc chiến làm nhiễu thông tin đối với nhiều vấn đề đụng chạm đến “lợi ích cốt lõi”. Thậm chí một số trường, chẳng hạn Đại học Sư phạm Sơn Tây, cũng sử dụng lực lượng Ngũ Mao đảng để không chỉ viết bài ủng hộ quan điểm nhà nước, mà còn lập báo cáo “theo dõi hoạt động mạng” gửi về chính quyền địa phương (4).

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn thấy lợi ích của việc sử dụng diễn đàn trực tuyến như một kênh thông tin bán chính thống. Năm 2005, Lưu Chính Vinh, giám đốc cơ quan quản lý Internet thuộc Phòng thông tin quốc vụ viện, nói rằng các cuộc tranh luận trực tuyến ngày càng có ảnh hưởng sâu mạnh đối với quan điểm công chúng, với sức lan tỏa hơn hẳn báo chí truyền thống lẫn phát thanh và truyền hình. Thế là người ta tận dụng tối đa sức mạnh của thế giới ảo, theo tinh thần của chủ trương “tạo ra dư luận công chúng một cách sống động và lành mạnh”.

Nhiều địa phương ở Trung Quốc bắt đầu triển khai công tác xây dựng lực lượng Ngũ Mao đảng. Tháng 4-2005, chính quyền thị trấn Tú Thiên (Giang Tô) đã mướn 26 tay “bút chiến” chuyên nghiệp. Năm 2004, đảng ủy thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam) cũng thuê một nhóm “võng lạc bình luận viên” với lương cơ bản 600 nhân dân tệ/tháng, cộng thêm nửa tệ cho mỗi bài được đưa lên mạng. Mức nhuận bút chẳng phải quá cao nhưng không hề bèo bọt đã khiến không ít người rủ nhau đăng ký tham gia binh đoàn Ngũ Mao đảng. Cho nên gần đây một số “ban biên tập” đã phải hạ giá: một bài viết bây giờ chỉ còn được trả 0,1 tệ và không hơn 100 tệ/tháng cho lương cơ bản.

Chính sách “dư luận dẫn đạo công tác”

Cũng theo Trương Lỗi (Global Times), một cựu “võng bình viên” tên Bắc Phong cho biết thành phần Ngũ Mao đảng hoặc làm việc toàn thời gian cho các website nhà nước chẳng hạn xinhuanet.com, people.com.cn hay southcn.com; hoặc làm bán thời gian cho các cơ quan, tổ chức nhà nước, trong đó có các bộ và viện nghiên cứu… “Hiện có khoảng 20 võng bình viên làm việc toàn thời gian cho chính quyền Quảng Đông, thường viết 2-4 bài/tuần” – Bắc Phong nói. Bài đăng có độ dài trung bình 500 từ được cơ quan thông tin địa phương trả 40 tệ/bài, hoặc 200 tệ nếu được đăng trên các website thuộc chính phủ.

Trương Lỗi nói rõ rằng nhóm “võng bình viên” chuyên nghiệp tại thành phố Trường Sa đã được đào tạo chính quy hẳn hoi bởi rednet.cn (diễn đàn thuộc quản lý của Cơ quan tuyên truyền Đảng ủy Hồ Nam). Nhóm này được dạy cách thể hiện ý tưởng bài viết, cách liên lạc để tổ chức chiến dịch tấn công, được khuyến khích viết càng nhiều càng tốt và ký càng nhiều tên khác nhau càng hay…

Trong nhiều vụ, binh đoàn Ngũ Mao đảng thường được trưng dụng để “kích” dư luận mạnh lên hay làm dịu xuống, tùy trường hợp. Chẳng hạn trường hợp “võng bình viên” được triệu tập khẩn cấp viết bài làm dịu bớt sự phẫn nộ của công chúng liên quan những vụ lạm quyền của Công an thị trấn Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam (5). Sức mạnh Ngũ Mao đảng rõ ràng không thể xem thường. Và lực lượng “võng bình viên” hiện vẫn là công cụ đắc dụng trong cuộc chiến “PR” cho chính quyền đối với các vấn đề đường lối chính sách. Ngày 16-3-2011, Cơ quan quản lý, giám sát nguồn vốn nhà nước Sơn Tây ra thông cáo (6) cho biết sẽ thực hiện một chiến dịch gọi là “Võng lạc Hồng thiếu sinh” (Internet Red Scout) nhằm bảo vệ uy tín chính quyền. Thông báo cho biết mỗi tình nguyện viên tham gia phải tung lên mạng tối thiểu một bài mỗi tuần…

Tuy nhiên, có lẽ thấy mắc cỡ trước việc phải cậy đến lực lượng “lính đánh thuê trên mạng” này, Lý Hồng Mai, người từng “thành thật khuyên Việt Nam” không nên “chơi với lửa” khi “quốc tế hóa vấn đề biển Đông” (trên Nhân Dân Nhật Báo 17-8-2010), đã phải thừa nhận rằng việc sử dụng Ngũ Mao đảng chỉ làm ảnh hưởng đến hình ảnh Trung Quốc, trong khi nước này giờ đây “có đủ can đảm để thể hiện chính mình như vốn có của nó”. Với “sự tự tin và sức mạnh tăng dần” như hiện nay của Trung Quốc, “bình luận gia” Lý cho rằng người dân Trung Quốc sẽ cứng cáp hơn để khỏi phải được nuốt những “viên đạn bọc đường” và rồi Ngũ Mao đảng cuối cùng sẽ tự thân rã đám (7).

MẠNH KIM tổng hợp

__________

(1) China pays internet users to flood web forums with pro-government propaganda, AFP (16-5-2011)

(2) China’s Fifty Cent Party for Internet Propaganda, Usha Haley, Huffingtonpost.com (4-10-2010)

(3) Invisible footprints of online commentators, Zhang Lei, Global Times (4-2-2010)

(4) China’s Guerrilla War for the Web, David Bandurski, Far Eastern Economic Review (7-2008)

(5) Chinese Bloggers on the History and Influence of the “Fifty Cent Party”, China Digital Times (15-5-2008)

(6) Shanxi Government to Launch “Internet Red Scout” Campaign to Rebut Criticism of the Party, China News Service (16-3-2011)(7) Let go of “WuMaoDang” and “50-cent Party”, Li Hongmei, English.people.com.cn (23-5-2011)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này