Khoa học và công nghệ không nên phát triển quá giới hạn của nó? (Phần 2)
Tiếp theo Phần 1: http://bocau.net/blog/tri-thuc/30855-khoa-hoc-va-cong-nghe-khong-nen-phat-trien-qua-gioi-han-cua-no-phan-1.html
Xem mọi thứ là vật chất kể cả con người:
Sự phát triển của công nghệ đã làm cho con người tin rằng họ có thể làm chủ được mọi thứ, có thể thay đổi cả Trời và Đất. Và sự ngạo mạn đó có thể đem đến nguy hiểm, đó là việc phát triển vũ khí quân sự: bom nguyên tử và bom hạt nhân, hay các nhà máy điện nguyên tử. Sự phân rã nguyên tử hạch năng lượng của nó là vô cùng lớn; mức phóng xạ cũng cực kỳ lớn và sự phân rã dây chuyền của nó là điều mà khoa học hiện này dùng nhưng không kiểm soát được.Vụ nổ hạt nhân không chỉ gây ô nhiễm trái đất, mà còn là cả vũ trụ
Công nghệ nhân bản đặt dấu chấm hỏi về vấn đề đạo đức và tâm linh cho con người. Rằng liệu có tồn tại linh hồn con người chỉ hoàn toàn là từ vật chất? Và nếu việc nhân bản người xảy ra? Thì ai là người trú ngụ trong cái thân xác thịt ấy?
Công nghệ nghiên cứu dần tiến đến sự tác động của vi mạch điện tử vô tế bào, bộ não và cơ thể con người. Hiện nay, đại học MIT của Mỹ đã nghiên cứu cấy thành công ký ức giả vào chuột, mở ra sự phát triển về lĩnh vực này. Ký ức giả là tác động làm bộ não của sinh vật tưởng rằng việc đó đã xảy ra, nhưng thực tế là không xảy ra, có thể tác động làm thay đổi hành vi của sinh vật. Nếu nghiên cứu này có thể tác động lên con người thì hậu quả của nó sẽ là vô cùng lớn nếu nó rơi vào tay người xấu.
Sự thoái lùi của nền văn hóa hòa hợp với tự nhiên và tâm linh:
Con người ngày càng tin tưởng vào công nghệ, tin tưởng rằng mình “tiến hóa từ khỉ” và công nghệ có thể làm chủ mọi thứ. Đạo đức và các giá trị tâm linh đã dần bị mất đi. Kỳ thực, cuộc sống cần hài hòa và cân bằng, sự phát triển vượt mức quá giới hạn mà không xét tới việc ảnh hưởng tới các khía cạnh khác là cực kỳ nguy hiểm.
Sự tác động sâu sắc nhất của công nghệ đến con người có lẽ là tư tưởng. Công nghệ làm con người ngày càng phụ thuộc vào nó. Trong khi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng, tiêu phí tài nguyên và tin vào máy tính, người ta sẽ cho là mình có thể làm chủ được mọi thứ. Tuy nhiên, khía cạnh về lòng tham sẽ tăng lên. Vì không có ràng buộc về đạo đức và tâm linh.
Tại sao lại mất đi dần sự kiểm soát của ý thức về đạo đức và tâm linh khi quá phụ thuộc vào công nghệ? Bàn về vấn đề này phải đi xa hơn một chút. Trong vũ trụ bao la này con người dường như rất nhỏ bé. Sự hình thành văn hóa và các tiêu chuẩn đạo đức là từ trí tuệ của Thần Phật ban cho, ví như vào mỗi thời kỳ văn minh khác nhau đều có những Đại Giác Giả xuống độ nhân và phổ truyền tiêu chuẩn nhận định về thiện và ác như Chúa Jesus, Lão Tử, Phật Thích Ca, Khổng Tử, …v.v.. Cùng với các tín ngưỡng dân gian, cũng như các câu chuyện, tiểu thuyết lưu truyền mục đích để giúp người ta hình thành tiêu chuẩn về thiện và ác.
Các tín ngưỡng và quy phạm đạo đức phổ quát là được hình thành trong hàng ngàn năm, và lưu truyền trong hàng ngàn năm. Các tác phẩm văn học nổi tiếng như Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử,… đều mở đầu là sự tồn tại của Thần. Và các tác phẩm đều thể hiện cho con người nhiều đạo lý về tu luyện, thế nào là thiện, thế nào là ác, và các giá trị đạo đức, ….
Tiếc thay, ngay tại Trung Quốc nơi khai sinh ra những tác phẩm ấy, và là nơi mà văn hóa Thần truyền 5000 được ghi chép đầy đủ nhất đã bị hủy hoại dưới thời Đại Cách Mạng Văn Hóa (*), ảnh hưởng đến 1,3 tỷ dân, 1/6 thế giới. Còn như phương Tây, thì sự quá tin tưởng vào công nghệ, sẽ khiến người ta ngạo mạn và không còn tin Thần nữa, không còn tin “thiện ác đều có quả báo” (phương Tây diễn đạt là gieo gì gặt nấy, hay một thứ gì đi đường vòng thì nó sẽ vòng trở lại) . Khi không tin Thần, thì tư duy cũng sẽ đổi khác, người ta đi nhà thờ không phải vì niềm tin mà là vì một hành động văn minh.
Con người trong khi không tin Thần, nhưng lại sáng tạo ra nhiều lý thuyết minh chứng rằng bản chất con người là ích kỷ. Vì vậy, các giá trị đạo đức họ đặt ra cũng theo sự phát triển và sự phóng túng bản thân khi không có một cột mốc để dựa vào, sẽ biến đổi theo. Dần dần sẽ biến đổi xã hội.
Hiểu biết về những vấn đề tiêu cực ấy, hy vọng rằng chúng ta có thể nhận thức và tìm ra một con đường để quay trở về với bản tính tiên thiên và nền văn hóa thực sự của mình. Và cuộc sống sẽ hài hòa với tự nhiên hơn. Hoa ưu đàm trong truyền thuyết 3000 năm mới nở một lần, nay đã khai nở, có thể là một dự báo từ Thần về một con đường có thể đem đến sự hài hòa và cân bằng. Chỉ cần chúng ta thay đổi suy nghĩ và tư tưởng thì sẽ có thể tìm thấy.
Về một phương hướng giải quyết có thể các bạn nên đọc một loạt bài khác (loạt bài đã đưa ra nguyên nhân và cũng đưa ra giải pháp chi tiết):
– Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần I)
– Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần II)
– Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần III)
– Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần IV)
– Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần II)
– Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần III)
– Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần IV)