Khoa học và công nghệ không nên phát triển quá giới hạn của nó? (Phần 1)
Ngày nay công nghệ phát triển nhanh và mạnh đến độ mà nó ảnh hưởng và chi phối tất cả các ngành nghề, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Từ lập trình, y tế, quản lý các ban ngành, điện tử – viễn thông, khoa học – quân sự, lĩnh vực sản xuất hàng hóa, quản lý dây chuyền tự động, v…v… và cả đến mỗi người hằng ngày đều dùng và phụ thuộc vào gồm điện, đài, tv, điện thoại, …
Vậy khoa học công nghệ đã ảnh hưởng gì đến trái đất và con người chúng ta?
Ảnh hưởng đến môi trường:
Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi của nó đó là cần tiêu thụ một năng lượng rất lớn. Nguồn năng lượng này có thể là từ dầu mỏ, điện năng. Mục đích của việc áp dụng công nghệ vào sản xuất hàng hóa, nhà máy là để tăng nhanh tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh nhất ra thị trường. Tuy thế, nó cũng để lại một hậu quả vô cùng đối với môi trường. Khí thải từ các nhà máy công nghiệp nặng đã gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất và cả mạch nước ngầm … gây hậu quả nặng nề cho thế hệ tương lai, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả gen của con người. Ô nhiễm không khí đã gây thủng tầng ozon vốn là để bảo vệ con người khỏi tia cực tím của mặt trời.
Sự phát triển vô hạn độ của các nhà máy công nghiệp, nhà máy thủy điện lớn đã lấn đất dành cho phát triển nông nghiệp và các khu rừng nguyên sinh, mà nhiệm vụ của nó – rừng là để cung cấp tài nguyên về lâu dài cho con người, lọc không khí, cân bằng lượng khí oxi và cacbonic trong không khí. Các khu rừng cũng là nơi sinh sống của phần lớn các loài động vật hoang dã.
Vậy nên cân bằng giữa việc phát triển công nghệ và bảo vệ tài nguyên là điều hết sức nan giải, vì lòng tham của con người có thể đi đến vô hạn độ. Cũng có nhiều lúc buồn cười vì cái vòng luẩn quẩn: người ta chặt phá rừng, ngăn sông, lấp biển, đổ nước thải vô mạch nước chỉ vì tiền và các sản phẩm, tới khi giàu có thì vì môi trường ô nhiễm nên sinh bệnh và lại lấy số tiền đó đi du lịch sinh thái ở các nước khác.
Ảnh hưởng đến nông nghiệp:
Một chân lý đơn giản: chúng ta sống cần phải ăn uống. Thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể chúng ta.
Như đã nói ở mục trên sự phát triển vượt mức của các nhà máy và đô thị hóa đã chiếm đất rừng và đất phát triển nông nghiệp, dẫn đến một vấn đề đó là sản lượng sản phẩm phải nhiều trên một khu đất hạn chế và sản lượng sản phẩm phải nhiều trên đơn vị thời gian ngắn để cung cấp cho công nghiệp. Vì vậy, người ta đưa đến giải pháp dùng công nghệ gồm: dùng hooc-môn, biến đổi gen, tạo ra các hạt giống lai, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, v..v…
Ảnh hưởng của công nghệ này như thế nào? Việc tạo ra các thế hệ giống lai, là giống chỉ có thể gieo một lần ra quả thu hoạch và hạt giống đời sau không thể gieo mà phải mua hạt giống được cung cấp từ các tập đoàn kinh doanh về hạt giống. Việc quá phụ thuộc này sẽ ảnh hưởng phần nào nếu tập đoàn này bị vấn đề nào đó. Phân hóa học làm cây nhanh ra quả nhưng góp phần làm ô nhiễm đất và chất lượng của cây trồng không tốt. Khi đã bón phân hóa học thì mùa sau sẽ phải bón tiếp, nếu không cây sẽ không ra quả. Lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, .v.v..
Có lẽ bạn nghĩ bài viết hơi thiên vị khi ít đề cập đến lợi ích của khoa học công nghệ đối với đời sống con người? Vì lợi ích thì có lẽ ai trong các bạn cũng biết cả. Ở đây, bài viết theo hướng ngược lại để hy vọng nhìn ra mặt khác của vấn đề.
Bệnh tật và sự phát triển hài hòa của xã hội:
Con người ngày càng lười biếng và ngày càng tin vào máy tính. Đó không chỉ là nhận xét của riêng tôi. Công nghệ càng phát triển thì đáng ra con người phải rảnh rỗi hơn, nhưng dường như khi có điện có máy móc, người ta phải ngủ ít hơn thời xưa, phải làm việc nhiều hơn, phải tất bật hơn và suy nghĩ nhiều hơn.
Sự phát triển không cân bằng: các đô thị, máy móc, nhà cao tầng chen chúc và không có bóng dóng của cây xanh. Người ta đổ vào giải trí bằng máy móc: game, facebook, karaoke, internet, v..v.. Áp lực, việc mất cân bằng cảm xúc và việc ít sống trong môi trường tự nhiên cây xanh sẽ dễ dẫn đến stress và bệnh tật.
Người cổ đại sống hài hòa với thiên nhiên và mối liên kết này đem đến cho họ sự cân bằng và thư thái
Cổ nhân có câu: “Bạo nộ thương âm bạo hỉ thương dương (nóng giận quá mức hại khí âm, vui mừng quá mức hại khí dương)”. “Vui mừng quá hại tâm, buồn hại phổi, nóng giận hại gan, lo nghĩ quá hại tỳ (lá lách), lo sợ quá hại thận”. Sự bận tâm quá nhiều vào công nghệ và quên đi tự nhiên, gây cho con người nhiều áp lực và sinh bệnh. Và con người lại dùng công nghệ và các hóa chất để đi giải quyết các vấn đề mà sâu xa là sinh ra bởi công nghệ và hóa chất. “Điều này giống như đập đổ tường bên Đông và đi vá lấp tường phía Tây”.
(Còn tiếp)
Xem tiếp phần 2:http://bocau.net/blog/tri-thuc/30856-khoa-hoc-va-cong-nghe-khong-nen-phat-trien-qua-gioi-han-cua-no-phan-2.html