Mẹ độc thân ở Trung Quốc đối mặt với những khoản phạt lớn
Các bà mẹ độc thân ở Trung Quốc có thể bị phạt đến 162,000 nhân dân tệ (hơn 26,000 USD) theo các quy định mới. Thành phố Vũ Hán, thành phố đông dân nhất ở trung tâm Trung Quốc, vừa soạn thảo một quy định, trong đó một người phụ nữ phải trả “phí bồi thường xã hội” theo luật kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh.
Các bà mẹ độc thân ở Trung Quốc có thể bị phạt đến 162, 000 nhân dân tệ (hơn 26,000 USD) theo các quy định mới. Thành phố Vũ Hán, thành phố đông dân nhất ở trung tâm Trung Quốc, vừa soạn thảo một quy định, trong đó một người phụ nữ “không thể cung cấp các giấy tờ phù hợp về người phối ngẫu của mình” hoặc “cố ý mang thai với một người đã có vợ” phải trả một khoản “phí bồi thường xã hội” theo luật kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh.
Khoản phí tương đương với hơn sáu lần thu nhập sau thuế của người dân trung bình ở Vũ Hán, theo thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo nhà nước. Bắc Kinh và Quảng Đông đã áp dụng các biện pháp tương tự, điều này càng làm tăng sự miệt thị lâu dài đối với các bà mẹ độc thân ở xã hội Trung Quốc. “Một bà mẹ độc thân mang thai có thể là một chủ đề đồn đại và bàn tán không dứt”, một bài báo năm 2010 trên trang mạng chính phủ China.org.cn cho biết.
Các chính sách của Trung Quốc gây nên hệ quả tàn nhẫn đối với các bà mẹ độc thân, điều này được minh chứng rõ trong vụ một bé trai mới sinh được cứu khỏi ống cống trong tòa nhà chung cư thuộc thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang. Người mẹ 22 tuổi của đứa bé khai với cảnh sát rằng đứa trẻ vô tình bị đẻ rơi xuống hệ thống cống. Mẹ và ông bà đã đưa bé về từ bệnh viện, nhưng Guardian cho biết, hầu như không có bất kỳ sự hỗ trợ chính thức nào. Người mẹ nói rằng cha đứa bé từ chối hỗ trợ và cô ta không đủ tiền để phá thai.
Quy định dự thảo của Vũ Hán một lần nữa cho thấy cách chính phủ Trung Quốc duy trì trật tự xã hội gây ra mối lo ngại to lớn, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho những thành phần cần được xã hội bảo vệ. Trung Quốc đang tìm cách bịt miệng những người phản đối nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Diệp Hải Yến đã bị đánh trước mặt con gái 13 tuổi của mình vào thứ năm tuần trước và bị bắt giam vì cáo buộc hành hung những kẻ tấn công cô, tờ the Atlantic tường thuật.
“Tội” của Diệp là đem việc lạm dụng tình dục trẻ em của các quan chức ra ánh sáng. Đầu tháng này, một hiệu trưởng và quan chức chính phủ bị bắt với sáu học sinh vị thành niên trong một phòng khách sạn. Diệp đăng một bức ảnh của cô lên mạng Sina Weibo (trang mạng giống như Twitter ở Trung Quốc) với một tấm bảng ghi: “Hiệu trưởng: Kiếm một phòng với tôi [nếu ông muốn]. Hãy tha cho những em học sinh!” Theo trang blog Trung Quốc Offbeat, có không ít hơn tám vụ gạ tình riêng lẻ bởi giáo viên hoặc quan chức chính phủ trong 20 ngày qua.
Trong khi thời báo Hoàn Cầu thường giữ một thái độ bảo thủ, cũng đăng một bài báo nói rằng quy định dự thảo của thành phố Vũ Hán để phạt các bà mẹ độc thân ở Trung Quốc là một “ý tưởng bất công”. Cần lưu ý rằng “ở Trung Quốc, sinh con ngoài giá thú bị xem là trái đạo đức”. tờ báo phát biểu rằng những vụ việc như thế “thường phức tạp và không thể bị phán xét bằng một thước đo duy nhất”. Quy định mới đơn thuần là “phá hoại sự công bằng xã hội”, vì các bà mẹ bị phạt trong khi “trách nhiệm của người cha” bị bỏ qua. Hơn nữa, người nghèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các quy định này, vốn “hầu như không có ảnh hưởng đến người giàu”.
Một điều luật tương tự như ở Vũ Hán có thể dẫn đến “nhiều vụ phá thai và bỏ rơi trẻ sơ sinh hơn”, thời báo Hoàn Cầu tiếp dẫn. Đã có đến 13 triệu ca phá thai ở Trung Quốc hàng năm, hầu hết là các phụ nữ trẻ độc thân, những người chắc chắn không chỉ sợ xã hội kết tội vô đạo đức mà còn sợ triển vọng nghề nghiệp và tương lai bị ảnh hưởng.
Các nhà nhân khẩu học Trung Quốc mô tả Chính Sách Một Con là một trong những sai lầm chết người của lịch sử cận đại Trung Quốc. Trừng phạt các bà mẹ độc thân ở Trung Quốc, thay vì t&igra
ve;m cách để giúp họ có “cuộc sống tốt hơn”, có thể là một sai lầm khác.
Các nhà nhân khẩu học Trung Quốc mô tả Chính Sách Một Con là một trong những sai lầm chết người của lịch sử cận đại Trung Quốc. Trừng phạt các bà mẹ độc thân ở Trung Quốc, thay vì tìm cách để giúp họ có “cuộc sống tốt hơn”, có thể là một sai lầm khác.
(Theo Care2)