Câu chuyện thành ngữ: “Tọa hoài bất loạn”

24/09/13, 20:22 Đọc & Suy ngẫm

[Câu chuyện]

Ở nước Lỗ có một người nam sống độc thân trong một ngôi nhà. Hàng xóm của anh ta là một quả phụ, cũng sống trong nhà một mình. Vào một đêm mưa to gió lớn làm sập mất ngôi nhà, người quả phụ vội chạy đến nương nhờ nhà của anh kia, nhưng anh ta lại đóng cửa không cho vào. Người quả phụ đứng ngoài cửa sổ hỏi anh ta: “Sao anh không cho tôi vào?” Người nam đáp: “Tôi nghe nói rằng, nam nữ chưa quá 60 tuổi thì không thể ở cùng một chỗ; bây giờ cô còn trẻ, tôi cũng còn trẻ; tôi không thể để cho cô vào được.” Người phụ nữ nói tiếp: “Sao anh không thể giống Liễu Hạ Huệ, dùng thân mình sưởi ấm cho cô gái không kịp vào thành [tránh rét], cả nước không ai dám nói anh ấy làm bậy.” Người nam đáp lời: “Liễu Hạ Huệ có thể mở cửa, nhưng tôi thì không thể, vậy nên tôi muốn dùng cách của mình mà học tập Liễu Hạ Huệ”.

Đây là một truyện cổ được Mao Hanh triều Hán ghi chép lại trong “Kinh Thi-Tiểu Nhã-Hạng Bá”. Trong đó câu chuyện của Liễu Hạ Huệ đã đúc kết nên câu thành ngữ “Tọa hoài bất loạn”, dùng để hình dung người nam có hành vi cử chỉ đoan chính, mặc dù ở cùng người nữ nhưng không có hành vi khiếm nhã.

 
Liễu Hạ Huệ  

[Giải thích từ ngữ]

“Tọa hoài bất loạn”: ngồi mà trong lòng vẫn không loạn, ý chỉ người nam đoan chính, dù ở cạnh người nữ mà trong tâm không nảy sinh ý đồ xấu.

Liễu Hạ Huệ: tức Triển Cầm, người nước Lỗ, sống vào thời Xuân Thu. Bởi vì ông sống tại huyện Liễu Hạ, tên hiệu là Huệ, nên gọi là “Liễu Hạ Huệ”.

[Thảo luận]

1- Người nam kia vì sao không cho người quả phụ vào nhà? Nếu là bạn, bạn sẽ làm thế nào? Sau khi nghe người phụ nữ nhắc đến gương Liễu Hạ Huệ, người nam đã trả lời như thế nào? Anh ta có để cho người quả phụ vào không? Bạn nghĩ cách cư xử của người nam trong câu chuyện có đúng không? Hãy chia sẻ ý kiến của mình cùng với mọi người nhé!

2- Liễu Hạ Huệ có thể “tọa hoài bất loạn”, theo ý bạn nhờ đức tính gì trong tâm mới giúp anh ta làm được điều như vậy? Hãy chia sẻ ý kiến của mình cùng với mọi người nhé!

( Theo Chánh Kiến )

Chú thích thêm của bocau.net: 

Liễu Hạ Huệ: người nước Lỗ, thời Xuân Thu, nổi tiếng là một chính nhân quân tử. Mạnh Tử khen ông là bậc thánh về Hòa. Liễu Hạ Huệ một hôm dừng chân nghỉ qua đêm trước cổng thành, có một phụ nữ cũng đến trú chân. Trời lạnh người phụ nữ này bị cảm lạnh, rét cóng, Liễu Hạ Huệ liền cởi áo mình ra khoác lên người cô ta rồi ôm vào lòng để cô ta hết lạnh, mà trong lòng không hề có một chút tà tâm.

Lại có lần Liễu Hạ Huệ ngồi xe ngựa với phụ nữ, đi cả quãng đường dài mà mắt ông chỉ nhìn thẳng chứ không hề liếc ngang lần nào. 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?