Để tránh “tự hành hạ bản thân” vì tâm lý đố kỵ ở công sở
Đã bao giờ bạn so sánh bản thân với những đồng nghiệp trong công ty? Trong một thế giới mà các hoạt động trên Internet phát triển mạnh như hiện nay, tâm lý đố kỵ rất dễ nảy sinh giữa những người làm cùng.
Ảnh minh họa.
Những hình ảnh, thông tin về đám cưới hoành tráng, những đột phá lớn trong sự nghiệp, những kỳ nghỉ xa hoa… được đồng nghiệp đưa lên mạng xã hội đều có thể khiến bạn cảm thấy ghen tị. Bạn sẽ cho rằng mình kém may mắn hơn họ trong khi họ chẳng có gì xuất sắc hơn bạn.
Sự ghen tị ở mức nhẹ nhìn chung vô hại, nhưng tâm lý đố kỵ kéo dài có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi cho chính bạn. Vậy làm thế nào để bạn tránh được sự nảy sinh đố kỵ để chỉ tập trung vào những việc bạn cần làm, thay vì suốt ngày so sánh mình với người khác?
Dưới đây là 5 gợi ý để giúp bạn làm được việc đó:
1. Hiểu rõ về điều làm nên sự khác biệt ở bạn so với những người khác
Nhiều khi, chúng ta so sánh bản thân với người khác khi thấy mình không có những thứ giống như họ. Ai cũng biết rằng, ở biển có rất nhiều cá, và không ai có thể bắt hết chỗ cá đó, nhưng cách chúng ta nghĩ lại không đi theo hướng như vậy.
Hầu hết mọi người khi mở công ty riêng đều tin rằng mình có điều gì đó thực sự khác biệt để cung cấp cho thị trường. Vậy bạn có điều gì khác biệt mà điều khác không có? Có thể bạn đang thực sự có một điều gì đó mà người khác muốn có, tại sao bạn không tập trung vào thế mạnh đó?
Việc xác định một “thị trường ngách” cho bạn là rất quan trọng. Những người chỉ làm việc với một dạng người cụ thể sẽ ít nảy sinh sự đố kỵ hơn, vì họ không nhìn thấy quá nhiều khác biệt ở những dạng người khác nhau, nên chỉ tập trung thời gian và sức lực vào công việc của mình mà thôi.
Hãy nghĩ đến đối tượng “khách hàng” của bạn trong thị trường ngách mà bạn đã xác định được như một tổng thể, thay vì những con người tách rời. Từ đó, bạn chỉ tập trung phát huy thế mạnh mà bạn có. Chẳng hạn, nếu bạn làm trong lĩnh vực hỗ trợ công nghệ, bạn có thể tập trung vào các lớp học về công nghệ. Nếu bạn chuyên về dịch thuật, hãy nỗ lực để đem tới những tác phẩm dịch có giá trị. Nếu bạn làm về quảng cáo, tiếp thị, hãy tập trung vào việc mô tả sản phẩm hoặc các chiến dịch quảng cáo…
Tuy nhiên, bạn vẫn nên phát triển các mối quan hệ vượt ra khỏi các mối quan hệ hiện có. Bạn hoàn toàn có thể đưa những kỹ năng của mình tới những lĩnh vực mà ở đó không có người nào giống như bạn, chẳng hạn nếu giỏi Yoga, bạn có thể tổ chức một câu lạc bộ Yoga chuyên phục vụ các Giám đốc.
2. Quyết định xem mình muốn gì
Hãy đảm bảo là bạn đã biết rõ mình muốn gì. Nếu bạn đã xác định được điều mà bản thân thực sự muốn làm trong cuộc đời, sẽ có hai lựa chọn đặt ra cho bạn. Một là bạn chứng kiến người khác làm điều mà bạn muốn làm, hai là bạn làm những việc đó theo cách của bạn và tạo ra một sự khác biệt.
3. Tạo ra một thứ gì đó tuyệt vời
Không phải ai trong chúng ta cũng muốn trở thành một người khác. Tuy nhiên, ở người khác vẫn có thể có một điều gì đó khiến chúng ta muốn đạt được cho riêng mình. Việc tốt nhất mà bạn có thể làm là gì? Hãy làm một việc để đưa bạn tới gần hơn mục tiêu mong muốn.
Chẳng hạn bạn thầm ghen tị với sự nổi tiếng của một đồng nghiệp, thì thay vì để sự đố kỵ giày vò, hãy thử viết một cuốn sách để đạt tới sự nổi tiếng tương tự nếu bạn có khả năng viết lách. Hành động luôn đem tới cảm giác dễ chịu và giúp bạn quên đi những chuyện khiến bạn không hài lòng. Hành động cũng có thể giúp chúng ta hiểu ra sự thật rằng, đôi khi, chúng ta không muốn làm những việc phải làm để có được thứ chúng ta muốn.
4. Giảm việc sử dụng các mạng xã hội
Hạn chế ra vào các mạng xã hội và blog sẽ giúp bạn giảm mức độ ghen tị với những gì người khác có. Hãy kiểm soát môi trường của chính bạn. Hãy chỉ vào những blog đem tới cho bạn năng lượng và cảm hứng. Đừng đọc những blog chỉ khiến bạn nảy sinh sự so sánh.
5. Biết ơn người khác
Hãy nghĩ về những người (cho dù có thể là không nhiều) đang dành cho bạn tình c