BlackBerry xem xét chia nhỏ công ty để…dễ bán hơn
Tuy hiện tại chúng ta chưa biết những nhà đầu tư nào sẽ chịu bỏ hầu bao ra mua BlackBerry, nhưng có một điều chắc chắn là: thương vụ mua bán này sẽ rất “độc đáo” và sẽ không giống như các thương vụ khác.
Báo cáo của Reuters có thể được xem như là một dấu hiệu cho thấy cách thức đánh giá của thị trường về BlackBerry, đặc biệt là trong bối cảnh thương vụ đình đám gần đây của Microsoft trong việc mua lại bộ phận Thiết bị và Dịch vụ của Nokia với giá 7.2 tỷ đô la Mỹ vào đầu tháng này. Mọi người tin rằng về tổng thể BlackBerry sẽ không có khả năng cạnh tranh với Apple và Google trên đường đua điện thoại thông minh. Và điều này đã được kiểm chứng hơn nữa khi mà tin xấu gần đây nhất là BlackBerry vừa báo cáo sa thải một nửa của đội ngũ bán hàng của hãng tại Mỹ vào tuần này để giúp cắt giảm chi phí (cũng có thể là để chuẩn bị cho khả năng thâu tóm sắp tới).
Vào tháng 8, BlackBerry đã công bố rằng họ đang tìm kiếm các “lựa chọn thay thế chiến lược”, bao gồm cả việc bán mình để xác định tương lai. Một số người đã hy vọng Microsoft sẽ mua, nhưng như đã nói ở trên thì khả năng đó là không còn nữa. Công ty sản xuất máy tính Lenovo cũng đã được giới thiệu mua, nhưng đến nay cũng đã không công khai đề cập bất cứ điều gì về việc này nữa.
Trong khi đó cổ đông lớn nhất của BlackBerry, công ty Fairfax Financial Holdings Ltd, cho biết họ đã tiếp cận các quỹ đầu tư để tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc tư nhân hóa BlackBerry, tương tự như những gì mà Dell đã làm trong tuần này nhờ vào Michael Dell và Silver Lake Partners, nhưng việc đó có thành công hay không thì chúng ta còn phải chờ xem thêm.
Theo như báo cáo của Reuters thì “căn cứ theo các nhà phân tích thì tài sản của BlackBerry, bao gồm cả mảng kinh doanh dịch vụ vốn được quan tâm nhiều nhất khi có hệ thống tin nhắn bảo mật tập trung, trị giá từ 3 cho đến 4,5 tỷ USD; và tổng hợp các bằng sáng chế có thể trị giá từ 2 đến 3 tỷ đô la Mỹ và cùng với khoản tiền mặt và các khoản đầu tư trị giá 3,1 tỷ đô la Mỹ”.