Nghiên cứu về thiền định và thiện niệm

26/07/13, 23:56 Tri thức


Các nhà nghiên cứu trường Đại học Wisconsin-Madison đã tiến hành cuộc thí nghiệm và nghiên cứu hình ảnh não bộ thông qua một phòng tập thiền định, nhằm tìm hiểu liệu chúng ta có thể tập luyện để trở nên thiện tâm hơn và từ đó hành vi sẽ vị tha hơn, cũng như tìm hiểu những thay đổi liên quan trong hệ thống thần kinh của chúng ta 

“Về mặt lý thuyết, nếu bạn thực hành thiện tâm thông qua thiền định, thực hành trong tâm trí, khi bạn thấy ai đó đau khổ hoặc cần giúp đõ, điều này tự nhiên sẽ đến” Helen Weng, một sinh viên tốt nghiệp khoa Tâm Lý Lâm Sàng và là tác giả chính trong bài báo cho biết trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Nghiên cứu mới, với tựa đề “Luyện tập trạng thái thiện tâm sẽ khiến hành động trở nên vị tha hơn và phản hồi của não bộ về sự đau khổ cũng thay đổi” được xuất bản trong tạp chí Khoa học Tâm lý. 

Sử dụng máy chụp chức năng cộng hưởng từ (fMRI), các nhà nghiên cứu đã đo dữ kiện thay đổi của hoạt động não bộ từ thời điểm bắt đầu cho đến khi kêt thúc khóa đào tạo. Họ thấy rằng “Sau khi được luyện tập thiện tâm những người vị tha nhất là những người có sự thay đổi trong não bộ nhiều nhất khi chứng kiến người khác đau khổ” theo một thông cáo báo chí. 


Rèn luyện thiện tâm tại Phòng Thí Nghiệm 

Tại Trung Tâm Khảo Sát Sức Khỏe Tinh Thần, nằm gần phía Nam bờ hồ Mendota và được xây dựng gần các bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu y khoa và khoa học về sức khỏe, nằm trên đường trong khuôn viên trường UW-Madison, các nhà nghiên cứu dạy cách thiền định cho những người tham gia.

Trong hai tuần, những người tham gia đã ngồi thiền và thực hành tạo cảm giác thiện tâm đối với ba loại người khác nhau trong cuộc sống của họ.

Đầu tiên, họ thực hành lòng thiện tâm với một người thân. Sau đó, họ thực hành thiện tâm với một người lạ mặt. Cuối cùng, họ luyện tập thiện tâm đối với một người mà họ có xung đột hoặc “một người khó ưa”

Khi ở nhà, người tham gia nghe những bài hướng dẫn qua Internet 30 phút mỗi ngày và trong suốt cuộc nghiên cứu kéo dài hai tuần. Ngoài ra, có thêm một nhóm đối chứng, gồm những người luyện tập phương pháp đánh giá lại nhận thức, là “kỹ thuật mà mọi người học cách điều chỉnh lại suy nghĩ nhằm giảm thiểu cảm xúc tiêu cực.”, theo tờ báo này công bố.

Quay lại Trung tâm này, sau đó các nhà nghiên cứu đã dùng máy quét não đo phản ứng cảm xúc của người tham gia thiền định. 

“Chúng tôi cho họ xem những hình ảnh của những người chịu đựng đau đớn [như một đứa trẻ đang khóc hay một nạn nhân bị bỏng] và chúng tôi yêu cầu họ phát triển lòng thiện tâm mà họ luyện tập tại nhà.”, Weng phát biểu. “Đó là những cụm từ để gia tăng lòng thiện tâm như ‘bạn có thể thoát khỏi nỗi đau, bạn có thể vui hay hạnh phúc’, và cố gắng để cảm nhận sự êm ái và ấm áp trong con tim của họ.” 

Tiếp đến là cuộc thử nghiệm thực tế. Người tham gia sẽ không biết đây là thử nghiệm, họ sẽ được kiểm tra cách họ giúp một người lạ mặt như thế nào.

“Chúng tôi không muốn họ biết chúng tôi đang đo hành vi vị tha của họ và chúng tôi nói với họ đây là một nghiên cứu riêng biệt,” Weng phát biểu.

Về mặt cơ bản, những người tham gia cuộc nghiên cứu đóng vai người ngoài cuộc và xem hai người chơi được giấu tên trong “Trò Tái Phân phối”, đổi tiền qua mạng Internet.

Trong trò chơi có một “độc tài” và “nạn nhân”. Độc tài có 10 đô la và nạn nhân không có gì.

Trong khi đó, người tham gia có 5 đô, vì vậy họ có thể giúp đỡ nạn nhân trong các tình huống nếu họ muốn.

Vì mỗi đô la mà người tham gia cho nạn nhân, điều này sẽ lấy đi 2 đô la từ tên độc tài và chuyển qua nạn nhân.

Kết quả cho thấy những người tham gia cuộc huấn luyện thiện tâm có nhiều khả năng giúp đỡ người lạ hơn so với những người tham gia trong nhóm đối chứng.

“Sau đó, chúng tôi muốn biết: Làm thế nào bộ não của họ thay đổi để đáp ứng với những người đau khổ”, Weng nói. Họ đã kiểm tra các dữ liệu hoạt động của não và thấy rằng bộ não càng có nhiều thay đổi sau hai tuần luyện tập thiện tâm, thì người tham gia sẽ đưa nhiều tiền hơn cho người xa lạ. 

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi trong vỏ não thuộc bán cầu não trái, một vùng liên hệ với sự đồng cảm và hiểu người khác.

“Việc rèn luyện lòng thiện tâm cũng làm gia tăng hoạt động ở vùng trán vỏ não trước và mở rộng đến vùng hạch áp ngoài, vùng não liên quan đến điều chỉnh cảm xúc và cảm xúc tích cực,” tuyên bố từ bài báo.

“Họ đang học một cách tiếp cận thân thiện hơn, tử tế và ấm áp hơn đối với những con người đang chịu đựng nỗi đau,” theo lời Weng.

Nhưng thực hành lòng thiện tâm trên màn hình máy tính là khác với trong cuộc sống thực.
 

Thiện tâm trong cuộc sống hàng ngày 

Sau khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phỏng vấn người tham gia về những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của họ.

“Một người kể lại như khi anh ấy ở trong cửa hàng tạp hóa, anh ấy đã tử tế hơn với người kiểm tra hàng hóa” và “kiên nhẫn hơn một chút khi phải chờ đợi trong dòng người trước cửa hàng” Weng lưu ý.

Họ cũng ghi lại cách những người tham gia đã cảm thấy trong quá trình nghiên cứu.

Đối với một số người tham gia, rất dễ dàng để cảm thấy thiện tâm đối với người mà họ thực sự yêu quý bởi vì họ cảm thấy gắn bó với người đó.

Nhưng sau đó họ đã phải thực hành lòng thiện tâm với chính mình, người lạ, và một người nào đó họ có những xung đột, một “người khó ưa”

“Đôi khi với những người ấy họ nói, ‘Tôi đang cố gắng để có thể thiện tâm, nhưng tôi vẫn còn khá tức giận” Weng nói

“Những người khác sẽ nói ‘Được, tôi hiểu lý do của họ và tôi cảm thấy mềm mỏng hơn một chút.” Mọi người rõ ràng là đang cố gắng và thật sự nhập cuộc vào sự thực hành này” Weng nói.
 

Nghiên cứu về lòng thiện tâm 

“Thật giống như một kiểu huấn luyện thể hình…chúng tôi thấy rằng con người thực sự có thể xây dựng được những ‘cơ bắp’ thiện tâm bên trong họ, quan tâm đến sự đau khổ của người khác và mong muốn giúp đỡ”, Weng cho biết trong thông cáo báo chí.

Cô giải thích trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng lòng thiện tâm có thể được phát triển như một ‘cơ bắp’ bởi vì nó là một khả năng, chúng đã có bên trong chúng ta, chờ đợi để được sử dụng.

Ví dụ, Weng nói rằng trẻ em bẩm sinh có một hệ thống liên lạc với người khác bằng tình yêu thương, bởi vì chúng cần nó để tồn tại.

Nhưng khi chúng ta lớn lên mọi thứ diễn ra và thay đổi “Chúng ta có những trải nghiệm khác nhau và dần dần loại mất liên hệ đó”, Weng nói. “Một phần của cuộc khảo sát mang lại, đó là đối với chúng ta, những người trường thành… sống trong thế giới hiện đại, chúng ta phải làm thế nào để thể khai mở lòng thiện tâm, điều mà đã tồn tại bên trong chúng ta”

Tiến sĩ Richard J. Davidson, một nhà thần kinh học nổi tiếng và tiên phong trong việc nghiên cứu các tác động của thiền định trên não bộ, thành lập Trung tâm Khảo sát Sức khỏe Tinh thần trong năm 2008, trong đó các nhà nghiên cứu tiến hành “nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt về những phẩm chất lành mạnh của tinh thần như sự tử tế, thiện tâm, lòng khoan dung và chính niệm “, theo trang Web của Trung Tâm này 

Alison DeShaw Rowe, Chuyên gia quan hệ công chúng của trung tâm, nói rằng Tiến sĩ Davidson quyết định đặt lòng thiện tâm vào bản đồ khoa học và nghiên cứu nó từ quan điểm khoa học sau khi Đức Đạt lai Lạt ma hỏi ông một số vấn đề vào đầu những năm 90

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hỏi ông tại sao các nhà tâm lý học chỉ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực? “Tại sao ông không áp dụng các công cụ này trong nghiên cứu phẩm chất lành mạnh của tinh thần?” DeShaw Rowe cho biết. 


Lợi ích của việc trở nên thiện tâm hơn 

Weng lưu ý rằng nghiên cứu khác về lòng thiện tâm đã chỉ ra rằng những người có khuynh hướng thiện tâm sẽ ít căng thẳng hơn khi bị đánh giá, ít trầm cảm, hài lòng với cuộc sống nhiều hơn, và sống tích cực hơn mỗi ngày

“Nó khiến bạn kết nối với mọi người, khi làm việc bạn sẽ trở nên thân thiện hơn, hoặc sẵn sàng để thử những điều mới,” Weng cho biết, cô tiếp tục quan tâm đến việc nghiên cứu lòng thiện tâm tác động như thế nào trong quan hệ của chúng ta với gia đình và bạn bè.

“Tôi nghĩ rằng, nó có thể khiến họ nghĩ ít hơn về những thứ mà họ muốn làm cho bản thân,và nghĩ nhiều hơn cho người khác”, Weng nói thêm rằng trong khi làm điều ấy, giúp đỡ những người khác thực sự bạn đang giúp đỡ chính mình.

Sẽ có sự cải thiện đến từ luyện tập, và bạn nên bắt đầu việc này ở đâu đó. “Thậm chí sau hai tuần kết quả thực tế trong một số vấn đề đã hoàn toàn thay đổi”, Weng nói. “Điều đó thực sự cho thấy thiền định và trở nên thiện tâm hơn có thể được rèn luyện và thực hiện dễ dàng, và nó không chỉ dành cho các nhà sư.”

Theo theepochtimes

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL