Trung Quốc: bạn hữu hay kẻ thù tiềm tàng?

24/04/13, 19:34 Thế giới

Phần lớn giới quân sự và chuyên gia Nga cho rằng, việc cung cấp vũ khí Nga cho Trung Quốc chính là nối giáo cho giặc, là trợ giúp kẻ thù tiềm tàng nhất của nước Nga.

Tiêm kích trên hạm J-15 làm nhái Su-33

Quan hệ Nga-Trung trong lĩnh vực quân sự nhìn từ bên ngoài xem ra gần như êm ả: Bắc Kinh đặt mua vũ khí, Moskva sẵn lòng mang chúng đến. Bởi thế mà những tranh cãi lẻ tẻ xem ra quá bất ngờ đối với người không hiểu chuyện. Nhưng trong những tháng gần đây, giới hạn của những scandal xì ra bên ngoài giữa hai đối tác rõ ràng đã vượt quá mức bình thường: người ta lại một lần nữa “đột ngột” phát hiện ra rằng, đám người Trung Quốc thực dụng hóa ra đang mua vũ khí Nga là để sao chép. 

Nhưng đó có phải là sự khám phá gì không?

Cuối tháng 11/2012, quân đội Trung Quốc hể hả báo tin tiêm kích trên hạm J-15 do họ tự thiết kế cuối cùng đã cất và hạ cánh được trên tàu sân bay. 

Nhưng các chuyên gia không bỏ qua dịp châm chọc cay độc rằng, chiếc J-15 “nguyên bản” kia là bản sao chép-làm nhái tiêm kích trên hạm thế hệ 4 Su-33 của Nga. Lẽ ra tất cả sẽ êm ở đây. Nhưng bộ quốc phòng Trung Quốc vì quá giận dỗi với những lời bịa đặt vu cáo đã thông qua phát biểu của phát ngôn viên Geng Yansheng bỗng vội vàng tuyên bố rằng, tiêm kích trên hạm J-15 của họ, trước hết hoàn toàn không phải là bản làm nhái Su-33 của Nga và hai là, hoàn toàn vượt trội máy bay Nga về nhiều tính năng.

Điều đó đã khiến một số chuyên gia cười cợt. Những người tác thì phẫn nộ về chuyện Trung Quốc sẽ đưa ra những thành quả hoạt động của các viện thiết kế vũ khí Liên Xô mà họ trắng trợn đánh cắp thành những thiết kế mới của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Tháng 1/2013, lại có một tin giật gân mới: báo chí Trung Quốc tung tin Bắc Kinh đã thỏa thuận được với Moskva về việc mua dây chuyển sản xuất Tu-22M3. Tu-22M3 là máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa có cánh hình tên thay đổi mà NATO gọi là Backfire. 
Người ta nói rằng, các máy bay Tu-22M3 được lắp ráp tại Trung Quốc sẽ được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc với ký hiệu Н-10, trị giá hợp đồng Tu-22M3 là 1,5 tỷ USD. 

Luồng thông tin khác lại nói đến việc Nga bán một lô lớn gồm 36 Tu-22M3 trị giá 1,5 tỷ USD cho Trung Quốc, còn nước này dự định sử dụng Tu-22M3 cho nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên biển. Nếu như hợp đồng đó trở thành hiện thực, nó sẽ làm thay đổi triệt để cán cân lực lượng trên toàn chiến trường Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho Trung Quốc bởi lẽ Tu-22M3 trước hết là phương tiện mang tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân.

Tiếp sau là phản ứng gần như lập tức của Moskva. Quan chức đại diện chính thức của hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport Vyacheslav Davidenko thông qua hãng ITAR-TAS đã tuyên bố rằng, hãng của ông “không có thông tin gì về việc hai bên thảo luận chủ đề này”, “đã và đang không tiến hành bất cứ hoạt động đàm phán nào với Trung Quốc về vấn đề này”. Và nói chung, “bình luận này được đưa ra ở dạng ngoại lệ”, bởi lẽ, như lời ông Davidenko, Rosoboronoexport tuân thủ nghiêm nguyên tắc chỉ bình luận các thông tin từ các nguồn tin chính thức mà các site Trung Quốc nêu trên không thuộc số đó”. Một cách không chính thức, ông ta còn nói thêm rằng, việc xuất khẩu Tu-22M3 ra nước ngoài “về nguyên tắc là không thể bời vì các máy bay này thuộc loại vũ khí chiến lược”.

Nhưng nếu như đây chỉ là tin vịt của báo chí thì việc gì phải quảng bá nó bằng cách phủ nhận ở cấp cao đến thế? Hơn nữa khi nói rằng chưa từng có đàm phán về chủ đề này với Trung Quốc, đại diện của Rosoboronoexport rõ ràng là đã giấu giếm. Vì trước đó, đã có thông tin rò rỉ trên báo chí nói rằng, theo đề xuất của Trung Quốc, vấn đề mua bán Tu-22M3 đã được thảo luận trong những năm 1990-2000. Năm 2005, chủ đề này lại một lần nữa “bất ngờ” được dựng lên trên báo chí để thăm dò, kiểm tra phản ứng của xã hội. Rõ ràng là Trung Quốc cực kỳ muốn có các máy bay ném bom mang tên lửa này. Trong không quân “chiến lược” của họ hiện giờ chỉ có loại máy bay cực kỳ cũ lạc hậu Н-6 vốn cũng là sao chép máy bay ném bom già cỗi Tu-16 của Liên Xô.

Bản thân việc đàm phán cũng đã có thể được tiến hành không thông qua Rosoboronoexport, còn “giá trị chiến lược” của Tu-22M3 tuy đã lạc hậu nhưng chưa chắc làm phiền lòng các chính trị giá trong Điện Kremlin. Có thể dự đoán rằng, điều khiến phía Nga e ngại là mong muốn quen thuộc của Bắc Kinh mua chỉ một lô nhỏ, 3-5 chiếc, thậm chí không phải để sao chép chúng một cách vớ vẩn mà theo các chuyên gia là để kiếm được một cách rẻ tiền các công nghệ và kiến thức cho phép họ tự thiết kế các máy bay ném bom chiến lược.

Ngay từ khi thông tin về khả năng báТу-22М3 mới chỉ vừa được tung racác nhà quan sát đã không loại trừ khả năng nó được tung ra chỉ để chuẩn bị dư luận cho khả năng bán cho Trung Quốc các máy bay chiến đấu khác, ví dụ như máy bay ném bom Su-34 và/hoặc tiêm kích đa năng Su-35.

Cuối tháng 1/2013, đã có thông báo chính thức đầu tiêntrong cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, vấn đề bánSu-35 cho Trung Quốc đã được thảo luậnTháng 2, điều đó đang trở thành hiện thựctại triển lãm vũ khíINDEX-2013 khi đó đang diễn ra ở Abu DhabiCác tiểu vương quốc Arab thống nhấttrưởng đoàn Nga,Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự FSVTS Vyacheslav Dzirkaln đã thông báo,hiệp định liên chính phủ Nga-Trung về việc bán cho Trung Quốc một lô tiêm kích Su-35 đã được ký kết.

***

Sớm hay muộnvũ khí Trung Quốc cũng đã nhất định bắt đầu bắn vào những người lính Xô-viếtHoặcvào các đồng minh của Liên Xô. Điều đó đã xảy ra trong các trận đánh trên biên giới Xô-Trung, trên đảoDamansky và ở khu vực Zhalanashkol đó những tên lính Trung Quốc đã bắn vào các chiến sĩ biênphòng của chúng ta từ những khẩu súng sản xuất sao chép theo giấy phép của Liên Xô. Ở Afghanistan,một tỷ lệ rất lớn vũ khí có trong tay phiến quân Afghanistan cũng mang máTrung Quốc. Bằng nhữngkhẩu súng Trung Quốc sao chép vũ khí Liên Xô, người ta cũng đã chiến đấu chống lại các đồng minh ởchâu Phi khi đó của Liên Xô là AngolaMozambiqueEthiopia

Trong giới quân sự và chuyên gia Nga tồn tại một luồng ý kiến phổ biến cho rằng, việc cung cấp vũ khí Nga cho Trung Quốc chính là nối giáo cho giặc, là trợ giúp kẻ thù tiềm tàng nhất của nước Nga bất luận những món tiền thu từ các hợp đồng xuất khẩu vũ khí có béo bở đến đâu.




 

Nguồn: Vladimir Voronov // TM, 14.3.2013.

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng