Trải nghiệm kỳ diệu tại Ladakh – Ấn Độ – Phần 2
Tiếp theo phần 1:
Trải nghiệm kỳ diệu tại Ladakh – Ấn Độ – Phần 1
Các em rất thích xem những đoạn phim ngắn trên iPad của người học viên này, chẳng hạn như “Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới”, “20 tháng 7”, và những phim khác. Các em say mê những đoạn phim đó và rất chăm chú và giữ yên lặng trong khi xem phim, đến mức mà ai cũng có thể nghe thấy từng âm thanh nhỏ.
Các em say mê xem những đoạn phim ngắn về Đại Pháp trên một chiếc iPad
Có một lần, khi người học viên này dán một sticker Pháp Luân Đại Pháp tại một địa điểm công cộng, một giáo viên trẻ tuổi đến từ một vùng rất xa đi ngang qua và bắt đầu nói chuyện với cô. Cô ấy nói rằng mình biết về Pháp Luân Đại Pháp. Khi học viên này hỏi làm sao cô biết vì cô sống quá xa nơi đây, người giáo viên ấy trả lời rằng tại trường của cô có một poster giảng rõ sự thật về Pháp Luân Đại Pháp đã được đăng trên bảng thông báo của nhà trường. Nhiều người khác đi ngang qua Chợ Chính vào những ngày chủ nhật cũng cho biết rằng họ đã nhận được thông tin về Pháp Luân Đại Pháp từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, v.v… Qua những câu chuyện nhỏ này, người học viên nhận ra thực sự có nhiều tài liệu đang được mọi người gần xa chia sẻ cho nhau.
Chàng trai trẻ háo hức truyền rộng “Trí tuệ của người xưa”
Hầu hết các hiệu trưởng và giáo viên đều rất quan tâm đến đĩa DVD mang tên “Trí tuệ của người xưa” (“Ancient Tales of Wisdom”) và nói rằng họ chắc chắn sẽ giới thiệu những câu chuyện này cho các học sinh và giáo viên khác. DVD “Trí tuệ của người xưa” cũng được gửi đến nhiều người khác, những nhân vật quan trọng, cũng như các nhân viên văn phòng, những người làm ngành luật, nhân viên tòa án, và các bác sĩ.
Nguồn cảm hứng để lan truyền những câu chuyện này trên một quy mô rộng lớn hơn đến từ một thanh niên trẻ, người đã làm ra các bản sao của các đĩa DVD này trong cửa hàng Internet của mình cho các học viên. Trong khi xem DVD này, anh thấy có cảm hứng mạnh mẽ với những câu chuyện này và anh hỏi rằng mình có thể đưa chúng cho bạn bè xem được không, vì anh ấy nghĩ rằng nó tốt cho mọi người từ già đến trẻ. Những người khác thì thích thú với việc dịch DVD này sang tiếng địa phương. Có một nữ luật sư đã được các đồng nghiệp của cô thông báo về các vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc liên quan đến các học viên Pháp Luân Đại Pháp, cô nói rằng hai đứa con nhỏ của cô rất lo ngại về cuộc đàn áp. Cô cũng thấy rất hứng thú với ý tưởng của “Trí tuệ của người xưa” nên cô nói rằng mình sẽ đặt tất cả những câu chuyện này trên các máy tính của tất cả các luật sư tại tòa án.
Người dân bản địa đối xử với Đại Pháp với sự tôn trọng và tận tâm
Trong những năm qua, các tài liệu Pháp Luân Đại Pháp đã được trao cho một số thư viện của các trường học. Trong số đó có một trường học mà cuốn Chuyển Pháp Luân trở thành cuốn sách được nhiều người mong chờ nhất.Nhận thấy rằng đây là một cuốn sách rất đặc biệt, người quản lý thư viện của trường đã quyết định bảo vệ nó bằng cách phủ một lớp plastic bọc bên ngoài cuốn sách. Điều này một lần nữa là một lời nhắc nhở đối với người học viên kia rằng cần phải bọc các cuốn sách này lại trước khi trao cho bất kỳ thư viện nào. Khi đưa tờ bookmark của Pháp Luân Đại Pháp (thường được kẹp vào trong sách để dánh dấu trang) cho bất kỳ em nào, người quản lý thư viện đều khuyên em đó khi mở sách ra cần phải ghi nhớ Chân, Thiện, và Nhẫn.
Bài hát “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” được hát lên ở nhiều trường học. Các em thực sự thích bài hát này, và mặc dù câu thứ hai không phải dễ nhớ, nhưng câu đầu thì rất dễ. Sau buổi đó, nhiều em chạy trở về lớp học, hoặc chạy về nhà, vừa vui vừa hát to câu “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”.
Bất ngờ lên bản tin truyền hình thêm một lần khác
Những lần phỏng vấn truyền hình trên kênh địa phương Ladakh đã được tổ chức vào các năm 2008, 2010 và 2011. Vì vậy, học viên này không trông mong việc có thêm một lần phỏng vấn nữa vào năm nay. Nhưng một lần nữa, cô chạy đến chỗ người đã quay phim trong ba cuộc phỏng vấn trước đó, anh ta đã rất vui khi được gặp lại người học viên này và nói rất nhiệt tình: “Chúng tôi có một giám đốc mới và tôi sẽ giới thiệu cô với ông ấy. Chúng ta hãy thực hiện một cuộc phỏng vấn khác.” Vì vậy, tất nhiên, nhìn thấy sự chân thành của anh ta và sự an bài của Sư Phụ, thêm một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nữa đã được thực hiện. Chương trình truyền hình đó đã đưa lên hình ảnh các em học sinh ở các độ tuổi khác nhau đang thực hiện các bài tập. Tiêu điểm là tập trung vào Chân-Thiện-Nhẫn, bởi vì các giá trị truyền thống đang bị thay đổi nhanh chóng ở Ladakh. Buổi phỏng vấn cũng đề cập đến “Trí tuệ của người xưa”, những câu chuyện thực sự gây ấn tượng với người phỏng vấn cũng như những người khác xuất hiện trong buổi phỏng vấn.
Đến khi kết thúc chuyến viếng thăm của người học viên ở Ladakh năm nay, một ông già người Hà Lan, người ở cùng nhà khách với người học viên kia, đã quen với việc tập luyện các bài tập ấy hàng ngày. Một hôm ông nói: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Ấn Độ. Mục đích của tôi khi đến Ấn Độ chỉ là để học ngồi thiền. Tôi cảm thấy rất tốt cả về cơ thể và tâm trí khi thực hành các bài tập Pháp Luân Đại Pháp. Tôi thật sự rất thích và bây giờ tôi đã mãn nguyện”
Tất nhiên, nếu không có sự hỗ trợ to lớn, nhiệt tình, và nguồn cảm hứng từ những người dân địa phương thì việc giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở Ladakh đã không được tốt đẹp đến thế. Thật sự luôn luôn cảm thấy phấn khởi khi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, bằng rất nhiều cách khác nhau, từ các cộng đồng khác nhau ở Ladakh. Những cộng đồng này không phải luôn đồng ý với nhau về mọi vấn đề, nhưng chắc chắn rằng tất cả họ đều toàn tâm toàn ý ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi cảm ơn tất cả mọi người ở đó và hy vọng rằng tương lai của tất cả những người này sẽ tươi sáng, và rằng bài hát “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” sẽ mãi mãi vang lên ở Ladakh.
Dịch từ: http://en.minghui.org/html/articles/2012/11/15/136327.html