Cách học ngoại ngữ của Heinrich Schliemann

01/11/12, 11:44 Đọc & Suy ngẫm

 

Trích dịch từ tự truyện của Heinrich Schliemann 

Thời thơ ấu gian khổ 

… Trong 5 năm rưỡi tôi làm công trong một cửa tiệm tạp hoá nhỏ tại Mecklenburg. Công việc của tôi là đứng bán cá mòi, bơ, sữa, đường, muối, cà phê, dầu ăn, và các thực phẩm khác. Tôi phải quét dọn cửa tiệm và làm những việc đại loại như thế. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ khuya tôi không hở tay chút nào để ngó ngàng tới học tập. Do đó tôi quên đi rất mau chóng những kiến thức đã học ở nhà trường. Tuy vậy, khoa học vẫn hấp dẫn tôi. Trước mắt, tôi không có lối thoát nào mãi đến khi tôi được giải phóng ra khỏi tình cảnh tồi tệ ấy như một phép lạ. Một lần vì phải nâng một cái bình quá nặng nên tôi bị nội thương và thổ huyết. Từ đó tôi không thể làm việc tiếp được tại cửa tiệm đó.

Heinrich Schliemann.jpg

Trong cơn tuyệt vọng, tôi cuốc bộ đến Hamburg, hy vọng kiếm được một chỗ làm khác. Cuối cùng tôi cũng tìm được một chỗ làm với tiền lương hậu hĩ. Những cơn đau ngực dữ dội khiến tôi không thể làm những việc nặng nhọc, và do vậy chẳng bao lâu tôi lại bị đuổi việc. Sau đó tôi cũng bị đuổi việc thêm mấy lần. Cứ vào làm ở một chỗ mới không đầy tám ngày là tôi mất chỗ làm. Thế rồi tôi tìm cách xin làm công trên một con tàu. May mắn cho tôi là được nhận làm một chân sai vặt trên một chiếc thuyền buồm nhỏ. Con thuyền này đang chuẩn bị đi Venezuela.

Chưa bao giờ nghèo thế

Tôi vẫn sống nghèo nhưng chưa có lúc nào tôi nghèo như thuở ấy. Đến nỗi tôi phải bán đi một chiếc quần tây để mua một cái mền len.

Ngày 28 tháng 11 năm 1841, chúng tôi rời Hamburg, thuận buồm xuôi gió. Nhưng sau vài tiếng đồng hồ thì gió đổi hướng và chúng tôi phải neo lại suốt ba ngày trên sông Elbe, không xa Blankenese. Sau đó, chúng tôi băng qua Cuxhaven và giong buồm ra biển khơi. Nhưng đột nhiên gió đổi hướng về tây. Chúng tôi liên tục day trở buồm, nhưng thuyền không tiến lên được mấy, thậm chí còn chao đảo. Thế rồi một cơn bão khủng khiếp đổ ập xuống và chúng tôi bị đắm tàu. Sau muôn vàn nguy hiểm và sợ hãi, chúng tôi cả đội chín người tự cứu nhau vào bờ. Chúng tôi không biết là dạt vào bờ biển nào, chỉ biết đó là một đất nước xa lạ. Mãi sau này chúng tôi mới biết đó là nước Hà Lan. Viên lãnh sự tại Hà Lan khuyên chúng tôi quay trở về nước Đức. Tôi từ chối lời đề nghị ấy. Thực tình tôi không hề muốn quay lại cái nơi chốn mà tôi đã sống khổ ải cùng cực. Tôi giải thích với mọi người rằng tôi muốn ở lại Hà Lan.

Tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan, tôi tìm được việc làm trong một phòng giao dịch thương mại. Công việc của tôi là mang thư từ ra bưu điện và ngược lại. Công việc này làm tôi ưng ý vì tôi muốn có nhiều thì giờ rảnh mà nghĩ đến việc học hành bấy lâu bị xao lãng.

Trước hết tôi cố gắng rèn luyện để có một nét chữ viết dễ đọc và đẹp mắt. Trong vòng 20 tiếng đồng hồ, tôi đã thành công. Sau đó tôi lao vào việc học các ngoại ngữ hiện đại. Phân nửa tiền lương tôi dành cho việc học tập, phần còn lại thì dành cho việc nuôi sống cần thiết. Chỗ ở của tôi là một căn gác xép tồi tàn, không lò sưởi, mùa đông thì rét buốt như cắt, mùa hè thì nóng bỏng như thiêu. Tôi chỉ ăn hai bữa. Bữa điểm tâm là một loại bánh bột mì, còn bữa trưa không bao giờ đáng giá quá 16 xu. Nhưng không có gì thôi thúc tôi học tập cần cù cho bằng niềm tin tưởng: qua những việc vất vả cực nhọc đó, tôi sẽ tự giải thoát mình ra khỏi cảnh khốn cùng.

Tôi học ngoại ngữ như thế nào?

Tôi lao vào việc học tiếng Anh vô cùng chăm chỉ. Tôi có một phương pháp riêng và phương pháp này giúp tôi học tập bất cứ một ngoại ngữ nào một cách dễ dàng. Phương pháp này là: Cố gắng đọc thật to. Làm những phiên dịch nhỏ. Viết luận văn với sự sửa chữa trông coi của một ông thầy. Sau đó học thuộc lòng các bài luận ấy và vài tiếng đồng hồ sau lại trả bài. Trí nhớ tôi vốn kém, chẳng qua tôi không được rèn luyện từ nhỏ. Tuy vậy bất cứ rảnh rỗi phút nào tôi cũng dành cho học tập. Luôn luôn tôi có một quyển sách bên mình, để học một điều gì trong đó. Tôi học trong ngân hàng, tại bưu điện, mỗi khi tôi phải chờ đợi. Tôi còn đi đến một nhà thờ của người Anh, lắng nghe các cha cố giảng đạo bằng tiếng Anh rồi lẩm bẩm tự điều chỉnh cách phát âm tại đó. Trí nhớ tôi dần dần mạnh mẽ hơn. Tôi có thể trả bài cho thầy giáo 20 trang giấy in bài văn xuôi tiếng Anh đúng từng chữ một mà tôi chỉ cần đọc trước chỉ ba lần. Bằng phương pháp này tôi học thuộc lòng hai quyển truyện tiếng Anh. Mỗi khi xúc động quá tôi thường mất ngủ, tôi bèn đem bài vở học từ chiều ra xem lại. Tôi đã thành công, trong vòng nửa năm tôi đã có một kiến thức vững chắc về tiếng Anh.

Bằng phương pháp đó, tôi chỉ mất sáu tháng là học xong tiếng Pháp. Trí nhớ tôi bây giờ mạnh mẽ đến nỗi không đầy sáu tuần lễ là tôi có thể nói và viết lưu loát các tiếng Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Tiếng Hi Lạp là ngoại ngữ thứ 16 của tôi.

Chắp cánh bay cao

Tuy vậy, tôi vẫn thấy tiếng Nga khó vô cùng. Chẳng qua tại Amsterdam không có một giáo viên tiếng Nga nào và không ai hiểu được tiếng Nga. Nhưng theo phương pháp của tôi, tôi chỉ cần một người lắng nghe tôi. Tôi trả công cho một người nghèo với điều kiện mỗi ngày anh ta đến chỗ tôi ở trọ, lắng nghe
tôi nói tiếng Nga suốt hai tiếng đồng hồ. Anh ta nghe mà không hiểu một chữ nào. Phương pháp nói lớn tiếng khiến chủ nhà khó chịu và tôi phải đổi chỗ ở hai lần trong suốt thời gian học tiếng Nga. Sau sáu tuần lễ, tôi có thể viết một lá thư thương mại đầu tiên bằng tiếng Nga. Vì tôi biết nhiều ngoại ngữ, nhất là tiếng Nga, nên tôi được công ty phái sang nước Nga. Trong nhiều năm tôi trở thành triệu phú và bây giờ tôi có thể tự cho phép mình từ bỏ mọi hoạt động buôn bán mà chỉ nghĩ đến mục đích đời mình: đó là việc khai quật các di tích. Từ Nga, tôi đi sang Mỹ. Ngân hàng đầu tiên tại Sacramento là của tôi. sau đó tôi dọn về Athen (Nhã Điển), bắt đầu khai quật ngọn đồi Hissarlik vào năm tôi 48 tuổi…

 

Lê Anh Minh dịch từ tiếng Đức, ngày 15-10-1989. Bài dịch này đã đăng Giai phẩm Xuân Canh Ngọ của trường Đại học Tổng hợp Tp HCM, 1990, trang 49-50.

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng