Truyện cười “Pháp Luật” và thực tế
Lúc nhỏ, tôi có đọc một truyện cười “Đến chết vẫn hà tiện”, có anh chàng rất giàu keo kiệt, rớt xuống sông, bạn anh ta ở trên bờ nói là:
– Ai cứu được thì xin thưởng 5 quan.
Anh này ngoi lên nói:
– 5 quan đắt quá.
Bạn chữa lại: 3 quan vậy. “3 quan đắt quá” anh này ngoi lên ngoi xuống trả giá như thế cho đến khi chìm nghỉm.
Giờ tự nghĩ ra một chuyện cười mới: Có một thầy cãi ( luật sư ) đi vào một khu vực cấm, bị rớt xuống hồ. Khi rớt xuống hồ anh ta mới biết là hồ này có biển “Cấm vào, khu vực nguy hiểm”, anh ta kêu cứu. Một người gần đó chạy tới, chìa tay ra cứu anh ta. Anh ta ngoi lên nói:
– Hồ này cấm vào đấy. Anh phải đi xin giấy phép của chính quyền rồi mới vào đây cứu tôi được, nếu không anh vi phạm pháp luật đấy. Tôi là lỡ vào đây, tôi vi phạm vì không biết nên không có tội.
Nghẫm lại truyện cười trên có nhiều ý nghĩa. Người ta giữa xã hội bị nhiều cái thao túng. Hình dung một con rối đang bị điều khiển bởi nhiều sợi dây trong một vở kịch. Những sợi dây này đối với con người có thể là danh, lợi, tình, các loại ràng buộc khác trong xã hội. Tôi không phải nói là bạn không nên có ước muốn giàu có, hay nổi tiếng, có tình cảm, nhưng việc gì cũng đừng đi quá giới hạn của nó, và có những nguyên lý để tuân theo. Đó là lương tâm, đạo đức, lý trí để nhìn nhận vào bản chất của vấn đề.
Pháp Luật về bản chất là để bảo vệ những giá trị của con người về đạo đức, nhân phẩm, và quyền của con người, để khuyến khích cái Thiện, bài trừ cái Ác. Vậy nên nếu Pháp Luật không thực hiện được “trách nhiệm” của nó thì không đúng với tên là “Pháp Luật”.
Ở Trung Quốc hiện nay, có quá nhiều Luật, quá nhiều điều trong Hiến pháp, luật mới ra liên tục, điều chỉnh liên tục. Khiến người ta đơn giản quên đi bản chất của Pháp Luật. Thậm chí, nhầm tưởng nghiêm trọng rằng, Pháp Luật là công cụ để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người, thể hiện ý chí của nhóm người lãnh đạo. Dần dần, ảnh hưởng bởi thói quen lười biếng, những công an Trung Quốc chỉ biết là lệnh của cấp trên là Luật, và rằng nếu làm theo thì có được “miếng cơm manh áo”, lợi ích trước mắt, mà không nghĩ đến việc lệnh của cấp trên có đúng là Pháp Luật hay không, hay nghĩ về hậu quả trong tương lai nếu mình hành động theo điều không đúng.
Vũ trụ sinh ra, thì cũng phải có Pháp để duy trì sự hài hòa, và ổn định. Một trong những nguyên lý phổ biến trong xã hội là “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (Làm việc thiện được phúc lành, hành ác sẽ có quả báo) . Xây một lâu đài, kết cấu theo đúng tỉ lệ vàng thì mới ổn định và vững chắc trong phong ba bão táp. Người ta cũng vậy, sống trong vinh dự của một con người với lý trí, và đức độ thì mới vững bền về lâu dài, đời người là trường cửu chứ không chỉ là vui trong khoảnh khoắc rồi hối hận cả ngàn năm.
100 triệu học viên Pháp Luân Công tu luyện bản thân mình theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để đạt được sức khỏe và sự hài hòa trong tâm hồn, sự thăng hoa trong tâm tính. Thế nhưng, ĐCS Trung Quốc muốn đạt được mục đích quản cả tư tưởng của người dân, muốn đạt được sự cuồng vọng khống chế cả tư tưởng của con người, đã đàn áp dã man môn tập hòa ái này. Những công an có thể bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục, và văn hóa đấu tranh đã làm theo mệnh lệnh một cách không suy xét. Không hiểu rằng việc mình làm không những là vi phạm Pháp Luật, mà còn vi phạm thiên ý, là trợ Trụ vi ngược.
Lịch sử đã trải qua, sự việc như Chúa Jesus và tín đồ Cơ Đốc Giáo bị đàn áp trong quá khứ, là không nên tồn tại. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, việc những người tốt là không nên bị đàn áp, hay đối xử bất công như thế. Nhưng việc đã xảy ra, và sự kiên cường chân lý, sự dũng cảm của những người này đã làm nên lịch sử. Và thiện lương lại chiến thắng.
Thiện lương luôn chiến thắng. Và đứng trước dòng chảy cuồn cuộn của xã hội, sự bận rộn của công việc, có lẽ chúng ta cần một khoảnh khắc tĩnh lặng để suy nghĩ về những điều đã trải qua, về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Hành động có suy xét, hành động theo lương tâm, theo Chân Thiện Nhẫn là luôn luôn đúng.
( Phúc Long )