Nobel Văn chương: “Người Trung Quốc đã đợi quá lâu”

13/10/12, 09:14 Thế giới

Thế giới đã có nhiều phản ứng khác nhau quanh việc giải Nobel Văn Chương 2012 được trao cho nhà văn Mạc Ngôn, tác giả “Báu vật của đời”, “Đàn hương hình”…

Sau khi đã trao hai giải thưởng khiến chính quyền Trung Quốc giận dữ vào năm 2000 và 2010, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển gây bất ngờ trong quyết định trao giải Nobel Văn chương 2012 cho nhà văn Mạc Ngôn, người đang giữ chức phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc và được công nhận rộng rãi tại quê hương.

Mạc Ngôn thuộc về số ít nhà văn được giới thiệu kỹ tại VN trước khi đoạt giải Nobel. Ảnh: The Guardian

Do vậy, phản ứng của giới truyền thông chính thống ở Trung Quốc nhận được sự quan tâm nhất định. Tờ Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc) đưa tin: “Mạc Ngôn thắng giải Nobel Văn chương! Đây là lần đầu tiên một nhà văn Trung Quốc thắng giải Nobel Văn chương. Các nhà văn Trung Quốc đã đợi quá lâu, người Trung Quốc đã đợi quá lâu”.

Phân tích về chuyện này, tờ Independent (Anh) cho rằng Viện hàn lâm Thụy Điển lâu nay có kỷ lục buồn về văn chương Trung Quốc. Tờ này viết: “Nghe thật ngớ ngẩn, nhưng tác giả đầu tiên viết về Trung Quốc mà được giải Nobel lại là nhà văn người Mỹ Pearl Buck (được giải năm 1938)”.

Mặc dù năm 2000, Viện đã cải thiện thực tế này bằng việc trao giải cho Cao Hành Kiện, nhưng thực tế lúc đó nhà văn họ Cao đang mang quốc tịch Pháp, sống và làm việc như một nhà văn – nghệ sĩ thị giác ở Paris, và các tác phẩm của ông như “Linh Sơn”, “Kinh thánh của một người”…bị cấm phổ biến tại quê nhà. Do vậy, có thể nói, tiểu thuyết gia Mạc Ngôn hôm nay trở thành công dân Trung Quốc đầu tiên thắng giải Nobel văn chương.

Nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn nói với hãng AP: “Một số phản đối giải Nobel dành cho Mạc Ngôn vì ông đang giữ chức phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc và giúp việc kiểm duyệt cho chính quyền. Nhưng một số ủng hộ cho rằng tranh cãi văn chương không nên kéo chính trị vào, mà nên xem xét giá trị của nó có xứng đáng hay không”.

Ở giá trị văn chương, các phản ứng nhìn chung đánh giá cao tác phẩm và sự nghiệp của nhà văn Mạc Ngôn. Giáo sư Michel Hockx ở trường nghiên cứu phương Đông và châu Phi của đại học London chia sẻ trên tờ Telegraph: “Cách nào mà bạn viết được về lịch sử Trung Quốc thế kỷ 20? Câu trả lời của Mạc Ngôn là ông luôn luôn bàn chủ đề này ở cấp độ địa phương. Ông không công khai tỏ thái độ chính trị mà phân tích trong truyện kể chính thức, cũng như gợi ý về nó bằng cái nhìn rộng hơn từ cuộc sống của một vùng quê”.

Tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn cũng được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển…

Theo giáo sư Hockx, Mạc Ngôn thuộc về thế hệ nhà văn hậu cách mạng văn hóa đang bắt đầu nhìn về xã hội Trung Quốc, đặc biệt là vùng nông thôn, bằng con mắt mới mẻ bên ngoài định hướng chính trị.

Suốt thời gian rất dài, văn chương chủ nghĩa hiện thực ở Trung Quốc đã nằm trong trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa, vì thế nó phải chứa những thông điệp chính trị và ý thức hệ. Tuy nhiên, tác phẩm của họ Mạc toàn những nhân vật đời thường, phản ánh chân dung nông thôn Trung Quốc như “một nơi huyền hoặc với những điều kỳ thú xảy đến, những thứ mà có vẻ nằm ngoài thần thoại và chuyện cổ tích”.

Nhà phê bình Paul Mason viết trên tờ The Guardian: “Mạc không chỉ là nhà văn hiện thực huyền ảo trong văn chương Trung Quốc đương đại, mà lối viết chênh vênh giữa hiện thực và siêu thực mới là khéo léo nhất, đau đớn nhất. Ông giống với Pynchon hơn là Marquez, và khi kết thúc tác phẩm, ông không giống với bất cứ tác giả vĩ đại nào còn sống”.

Với ông Chen Xiaoming, giáo sư ngành ngôn ngữ và văn chương Trung Quốc ở đại học Bắc Kinh, họ Mạc “sáng chói trong việc kết hợp những trải nghiệm phổ quát nhân loại với những đặc trưng riêng của cuộc sống người Trung Quốc. Tác phẩm của ông nói về quốc gia và về lịch sử, nhưng ông không có quan điểm chính trị cá nhân. Chính trị của ông là mối bận tâm về lẽ công bằng”.

Riêng về phản ứng của tác giả, người phát ngôn của Viện hàn lâm trích lời ông cho biết ông cảm thấy “vui và sợ hãi” khi nghe tin mình được giải. Trước đó, khi được hỏi suy nghĩ về tin đồn ông là ứng viên hàng đầu cho giải Nobel Văn chương năm nay, ông nói với báo chí: “Tôi không muốn nói về giải Nobel, bởi mỗi từ về giải đều sẽ gây chỉ trích”.

Đứng trước nhiều chỉ trích về thái độ chính trị, tại Hội chợ sách Frankfurt 2009, ông từng nói: “Một nhà văn nên biểu lộ sự phê phán và phẫn nộ đối với mặt trái của xã hội và bản tính xấu trong con người, nhưng chúng ta không nên đồng nhất sử dụng một biểu lộ. Một số có lẽ muốn hét to ngoài đường, nhưng chúng ta cũng nên rộng lượng với cách mà người ta giấu trong lòng và sử dụng văn chương để nói lên quan điểm của mình”.

Khải Trí 

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng