Đánh cược tính mạng với cầu treo 42 tuổi

10/09/12, 11:53 Chuyện lạ

Xã Bình Long (huyện Hòa An, Cao Bằng) ngăn cách với thị trấn Nước Hai bởi con sông Bằng Giang. Năm 1970, nhà nước xây cây cầu treo Đoỏng Kính (dài 30 mét, rộng hơn 1,5 mét) bắc từ đường Pác Bó sang xã Bình Long phục vụ giao thông của nhân dân 4 xã Bình Long, Trương Lương, Công Trừng và Lương Can.

Hàng nghìn người dân đi chợ, vận chuyển hàng hóa, học sinh đến trường… buộc phải qua cầu treo Đoỏng Kính bởi đây là con đường độc đạo vào bốn xã. Lượng người qua lại lớn nên dù được tu sửa cách đây gần 20 năm nhưng hiện cầu xuống cấp trầm trọng và có nguy cơ gây sập bất cứ lúc nào.

Cầu treo Đoỏng Kính được xây dựng từ năm 1970. Ảnh: Trung Kiên.

Dầm cầu đã bị gẫy sáu thanh, quang treo, dây cáp hoen gỉ. Ván cầu đã mục gẫy, lan can cầu bị gẫy và mất ốc, mối hàn bị bật ra tạo thành những mũi tên sắc nhọn như những cái “bẫy” vô hình cho người qua lại. Do dây chống lắc đã mất tác dụng nên khi có người đi qua, cây cầu lại chao đảo, rung lên bần bật.

Ông Lý Đức Canh (50 tuổi, ở xóm Đoỏng Kính) thường xuyên qua đây cho biết, các học sinh khi qua cầu gặp xe máy đi ngược chiều, cầu rung mạnh đành phải dừng xe dựa vào nhau cho xe máy đi qua rồi mới dám đi tiếp. “Cầu cao, sông sâu nếu chẳng may rơi xuống sông người không biết bơi chỉ có chết đuối. Đấy là chưa kể vào mùa mưa, nước ngấp nghé gầm cầu càng nguy hiểm”, ông Canh nói.

Còn anh Nông Văn Thượng (35 tuổi, xã Trương Lương) chia sẻ, ngoài nguy hiểm đến tính mạng, cầu yếu còn gây khó khăn cho người dân trong việc xây nhà bởi khâu vận chuyển vật liệu rất đắt đỏ. Xe tải phải đi qua cầu Ngầm vượt sông Bằng Giang với dòng nước chảy xiết.

Cầu treo hư hại nặng sau khi bị xe tông liên tiếp. Ảnh: Trung Kiên.

Mặc dù UBND xã Bình Long đã đặt biển thông báo ghi rõ tải trọng tối đa cho phép qua cầu là 500 kg nhưng theo phản ánh của người, nhiều người vẫn lái máy cày gắn thùng chở phân bón, xi măng, gạch… vẫn qua cầu treo Đoỏng Kính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cây cầu vốn đã xuống cấp lại càng xuống cấp nghiêm trọng hơn.

Trao đổi với VnExpress, đại diện UBND xã Bình Long cho biết, cây cầu phục vụ hơn 3.000 hộ dân đã xuống cấp, nhiều lần nhân dân và UBND xã đã làm tờ trình lên các cấp nhưng hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Trung Kiên

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng