20 từ ẩn ý mà cư dân mạng Trung Quốc hay dùng để vượt kiểm duyệt

14/08/15, 09:00 Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia khép kín, được bao bọc xung quanh một Vạn Lý Trường Thành ngoài đời thực và Vạn Lý Hỏa Thành để chặn dòng tư tưởng tự do. Không Facebook, không Twitter, không Google, không Youtube… thay vào đó là Baidu, QQ, Weibo… được chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, người Trung Quốc cũng là bậc thầy trong “lách luật”.

Vượt qua Vạn Lý Hỏa Thành của Trung Quốc, bức tranh đề cập đến bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình blog xuite.net)

Những từ như 4/6, Pháp Luân Công và chế độ chuyên quyền có điểm gì chung?

Tất cả đều bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt. Khi việc sử dụng Internet tăng nhanh ở quốc gia này thì sự phong tỏa Internet đã được dựng lên để cản trở dòng chảy tự do của thông tin.

Ngày 4/6/1989 là ngày thảm sát Thiên An Môn đẫm máu, khi nhà cầm quyền giết chết hàng trăm nếu không phải nói là hàng ngàn sinh viên biểu tình và đàn áp dữ dội bằng bạo lực với hàng ngàn người khác. Kết quả là sự kết hợp của 4, 6, và 89 đều bị chặn.

Từ “Pháp Luân Công” đề cập đến một môn tu luyện và thiền định ôn hòa đã bị đàn áp vào năm 1999. Và chế độ chuyên quyền đã đặt cụm từ này vào danh sách đen để người Trung Quốc không thể chỉ trích chế độ với thuật ngữ này.

Cơ chế kiểm duyệt của chế độ đã len lỏi đến tất cả các lĩnh vực của Internet: từ các nguồn tin phương Tây như BBC và VOA, các trang web và thuật ngữ liên quan đến Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công, hay các nhóm bị đàn áp khác, bất kỳ tài liệu nhạy cảm hay gây nguy hiểm cho chế độ cộng sản.

Do đó, cư dân mạng Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều biện pháp để giao tiếp trên Internet và chỉ trích những chính sách của chính phủ, kể từ khi bất kỳ từ hay cụm từ nào giống như lời nói của các nhà bất đồng chính kiến làm đảo lộn các cơ quan chức năng và chúng thấy mình đang nằm trong danh sách các nội dung bị kiểm duyệt.

Dưới đây là một số từ ẩn ý, từ đồng âm, từ sai có chủ ý, được thu thập từ một danh sách toàn diện của China Digital Times, mà cư dân mạng Trung Quốc sử dụng nhằm tránh kiểm duyệt trên mạng Internet.

1. Mục điền (目田)

Từ ẩn ý cho: Tự do (自由-zìyóu)

Giải thích: Vì từ tự do (自由) bị kiểm duyệt, cư dân mạng Trung Quốc đã sử dụng “mục điền” (cánh đồng mắt) là những chữ trông giống như chữ tự do trừ phần trên cùng (目田 vs. 自由). Nó được tạo ra vào năm 2010, khi người chơi World of Warcraft tại Trung Quốc nhận ra nhiều từ đã bị chặn trong phiên bản mới nhất của trò chơi. Một số người thấy nó vô nghĩa, nhưng đối với những người hiểu ý, nó như một nhát đâm mạnh vào mạng che mặt của chế độ Trung Quốc.

“Tự do” bị trảm đầu trở thành “mục điền” (cánh đồng mắt). (Ảnh chụp màn hình tompda.com)

2. Tản bộ (散步-sànbù)

Ẩn ý: Phản đối nhà nước bằng cách diễu hành qua các đường phố

Giải thích: Ở Trung Quốc, vì rất khó để bãi công, các ứng dụng dành cho cuộc biểu tình thường bị từ chối, và kiến nghị với Chính phủ cũng không có kết quả khả quan (thậm chí người kiến nghị còn có thể gặp nguy hiểm), người dân trở nên sáng tạo hơn trong việc phản đối, như dùng từ “tản bộ”.

Nằm 2007, những người biểu tình ở Hạ Môn đã bắt đầu “tản bộ” để phản đối việc xây dựng nhà máy chế tạo hóa chất gây nguy hiểm paraxylene (PX). Tương tự như tản bộ, “đi tham quan” cũng là một cách mà người dân sử dụng khi họ muốn đi Bắc Kinh thỉnh nguyện chống lại một số hành động của nhà nước, kể từ khi các quan chức không vui lòng giải quyết đơn kiến nghị. Khi chính quyền cố gắng ngăn cản họ, họ nói: “Luật pháp nào nói chúng tôi không thể đi Bắc Kinh để ngắm cảnh?“.

3. Kiểm tra “Sao thủy biểu” – đồng hồ đo nước (抄水表-chāo shuǐbiǎo)

Ẩn ý: Ngôi nhà bị cảnh sát viếng thăm

Giải thích: Vì những người dân đa nghi thường từ chối mở cửa cho cảnh sát, thay vì dùng bạo lực để mở cửa, vốn mệt mỏi và tốn thời gian, cảnh sát thường giả vờ là nhân viên từ công ty cấp nước để lừa người thuê trọ mở cửa.

(“Chúng tôi đến để kiểm tra đồng hồ đo nước”, “Nó nói đồng hồ đo nước ở ngoài nhà ấy”. Ảnh chụp màn hình neihan8.com)

4. Quốc bảo (国宝-guóbǎo)

Ẩn ý: Cục an ninh nội địa (DSD), một chi nhánh thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ xử lý các vấn đề bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động nhân quyền, tôn giáo và cái gọi là phá hoại ở Trung Quốc.

Giải thích: “Quốc bảo” (国宝-guóbǎo) là một từ đồng âm với DSD (国保-guó bǎo). Các quan chức DSD không phải chịu sự giám sát thông thường giống như cảnh sát và nhân viên an ninh, họ có quyền lực rộng lớn để đàn áp các nhà bất đồng chính kiến hay các thành phần “nguy hiểm” khác. Khi gấu trúc được coi là một “quốc bảo” của Trung Quốc, cư dân mạng Trung Quốc thường sử dụng gấu trúc như một biểu tượng của DSD.

5. Đóa miêu miêu – Trốn tìm (躲猫猫-duǒ māomāo)

Ẩn ý: Chết dưới sự giám sát của cảnh sát trong những hoàn cảnh đáng ngờ.

Giải thích: Cụm từ này thường được sử dụng để chỉ sự tàn bạo của cảnh sát sau khi những quan chức trại giam nói rằng một nông dân bị giam giữ vì khai thác gỗ bất hợp pháp đã chết do chấn thương đầu trong khi đang chơi trò trốn tìm với các tù nhân khác.

(Trốn tìm, ảnh chụp blog.qq.com)

6. Đế đô (帝都-dìdū)

Ẩn ý: Bắc Kinh

Giải thích: Để tránh sự kiểm duyệt đối với những lời chỉ trích Bắc Kinh, cư dân mạng Trung Quốc bắt đầu sử dụng từ “đế đô” để đề cập đến thành phố này. Tuy nhiên, các nhân viên kiểm duyệt đã bắt kịp xu hướng và thậm chí từ “đế đô” cũng đã bị chặn trên Weibo, tính đến ngày 19/6/2015.

7. Leo tường (翻墙-fān qiáng)

Ẩn ý: phá vỡ sự phong tỏa Internet

Giải thích: Cư dân mạng Trung Quốc xem phong tỏa Internet như một bức tường, và họ cố gắng nhảy qua bằng cách sử dụng các phần mềm khác nhau, chẳng hạn như VPNs (mạng riêng ảo) để giấu địa chỉ IP của họ.

(Ảnh chụp màn hình kenengba.com)

8. Lỏa quan – Quan khỏa thân (裸官-luǒguān)

Ẩn ý: Quan chức chính phủ gửi công quỹ bất hợp pháp cho các thành viên gia đình ở nước ngoài

Giải thích: Những biệt hiệu ám chỉ đến việc những quan chức xuất hiện “khỏa thân” hay không có tài sản nào. Ở Trung Quốc, các quan chức tham nhũng rút hàng tỷ ra khỏi Trung Quốc để gửi vào các tài khoản ngân hàng của họ ở nước ngoài trong khi làm ngơ trước các nhu cầu của người nghèo nước họ.

9. Đại Khố Xái – Quần cộc lớn (大裤衩-dà kùchǎ)

Ẩn ý: Tòa nhà Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh

Giải thích: Một kiến trúc xây dựng kỳ dị của Truyền hình Trung ương Trung Quốc, đài truyền hình và cơ quan ngôn luận của nhà nước lớn nhất ở Trung Quốc, bị chế nhạo ở Trung Quốc vì giống với một cái quần lót hay một người ngồi xổm trên bồn vệ sinh.

(China Photos/Getty Images)

10. Kim Tam Bàn – Kim nhiều mỡ (金三胖-Jīn Sān Pàng)

Ẩn ý: Kim Jong-un

Giải thích: Sau khi Kim Jong-un trở thành lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, cư dân mạng Trung Quốc sử dụng từ này để chế nhạo nhà độc tài.

(AP Photo/Wong Maye-E, File)

11. Viện giao bộ – bộ viện trợ cho nước ngoài (援交部-Yuánjiāo Bù)

Ẩn ý: Bộ Ngoại giao

Giải thích: Đây là biệt danh miệt thị dành cho Bộ ngoại giao vì chính quyền Trung Quốc có xu hướng viện trợ cho nước ngoài trong khi bỏ qua các vấn đề trong nước. Ví dụ, trong Tháng 11/2011, Trung Quốc đã tặng 23 xe buýt đến Macedonia, không lâu sau khi một vụ tai nạn xe buýt ở Cam Túc đã lấy đi sinh mạng của 20 người, trong đó có 18 trẻ em, theo China Digital Times. Chiếc xe buýt chỉ có 9 chỗ ngồi, nhưng chở tới 64 người. Cư dân mạng phẫn nộ chỉ trích chính quyền về việc gửi xe buýt đến Macedonia trong khi bỏ qua việc khắc phục vấn đề xe buýt kém chất lượng ở Trung Quốc.

12. Vi quan – Vây xem (围观-wéiguān)

Ẩn ý: Sự chăm chú giám sát của cộng đồng

Giải thích: Thuật ngữ này thường được sử dụng để gọi một đám đông tụ tập quanh một sự kiện hay một số đối tượng trên mạng hay trong thế giới thực và chăm chú theo dõi nói. Với sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng, chính quyền sẽ không thể lừa người dân.

Chữ Trung Quốc trên màn hình nói “Weibo” (Ảnh chụp màn hình duozhi.com)

13. Uống trà (喝茶-hē chá)

Ẩn ý: Bị cảnh sát thẩm vấn

Giải thích: Người Trung Quốc thường sử dụng uyển ngữ, khi nói một người nào đó được mời uống trà, ý là để ám chỉ người đó bị cảnh sát đưa đi thẩm vấn. Cảnh sát Trung Quốc chủ yếu dựa vào các biện pháp ép buộc, như mời “trà” để chiêu dụ ai đó phải cung khai, nhưng khi nó không hiệu quả, họ sẽ de dọa hay dùng đến bạo lực.

14. Lũ gạch đá (phiên âm Hán Việt là: chuyên gia) (砖家-zhuānjiā)

Ẩn ý: Cái được gọi là chuyên gia là người nói không đúng sự thật về các rủi ro an toàn hay biện minh cho điều kiện kinh tế khủng hoảng theo lệnh của các quan chức nhà nước hay doanh nghiệp tham nhũng.

Giải thích: Cái này là chơi chữ trong ký tự viết tiếng Trung, đồng âm nhưng khác nghĩa. Bộ thủ đầu tiên 专 (chuyên, chuyên môn) trong từ “chuyên gia” kết hợp với bộ thủ 石 (thạch – đá) tạo ra chữ “chuyên” (砖-zhuān) nghĩa là gạch, phát âm giống như từ đầu tiên trong từ “chuyên gia”. Về cơ bản nó ám chỉ chuyên gia giống như những viên gạch đá làm thỏa mãn mong muốn của chính quyền và nói dối người dân.

Chữ Trung Quốc “chuyên gia” (Ảnh chụp màn hình xuduba.com)

15. Chuyển thế (转世-zhuǎnshì)

Ẩn ý: Tạo một tài khoản trên mạng xã hội mới sau khi tài khoản trước bị công ty truyền thông xóa.

Giải thích: Thuật ngữ này được dùng theo nghĩa bóng để mô tả sự “tái sinh” của cư dân mạng xã hội sau khi tài khoản bị xóa do đăng bài về các vấn đề nhạy cảm. Họa sĩ vẽ tranh biếm họa chính trị Kuang Biao đã “chuyển thế” hàng chục lần trên Weibo và thêm hóa thân mới cho tên người dùng mới của mình. Tính đến ngày 10/5/2015, tên người dùng của ông là “Uncle Biao Fountain Pen Drawings 47”.

16. Phi bàn hồ – Hồ đĩa ném (飞盘胡-Fēipán Hú)

Ẩn ý: Hồ Tích Kiến, Tổng biên tập của tờ báo nhà nước là Thời báo Hoàn Cầu

Giải thích: Biệt danh này được sử dụng để đả kích Hồ vì luôn tích cực xoay sở để che dấu tội ác của chính phủ và những việc làm sai trái. Ví dụ, trong vụ bê bối liên quan đến Bạc Hy Lai, cựu Bí thư tỉnh Trùng Khánh đã bị kết án tù chung thân vì tội hối lộ, tham ô và lạm dụng quyền lực, Hồ đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Trường hợp của Bạc cho thấy sức mạnh của luật pháp”. Cư dân mạng tức giận chỉ trích ông vì báo cáo cho thấy lạc quan giả tạo trong khi bỏ qua vấn đề “pháp quyền” của Trung Quốc, vì nó rốt cuộc đã cho phép Bạc không ngừng thăng tiến và tiếp tục hành vi sai trái của ông trong nhiều thập kỷ.

17. Cho người dân một ít băng dán (给人民一个胶带 – gěi rénmín yí ge jiāodài)

Ẩn ý: Cố gắng để ngăn mọi người bàn luận về vấn đề nhạy cảm.

Giải thích: Sau vụ tai nạn cao tốc ở Ôn Châu vào Tháng 7/2011 khi hai xe lửa trật đường rây giết hại ít nhất 40 người và làm bị thương gần 200 người, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã yêu cầu điều tra về vụ việc để “đưa cho người dân lời giải thích”. Tuy nhiên ngược lại, chính quyền tích cực hạn chế đưa tin về vụ việc và vội vàng chôn cất (theo nghĩa đen) các toa xe lửa bị nghiền nát dường như để che đậy các bằng chứng. Kể từ khi “băng dán” ở Trung Quốc là một chữ đồng âm với “giải thích”, cư dân mạng đã sử dụng cụm từ “cho người dân ít băng dán” để mô tả nỗ lực của chính phủ nằm che dấu thất bại và ngăn chặn người dân nói về bi kịch.

(luochangping/weibo.com)

18. Mẫn cảm sứ (敏感瓷-mǐngǎn cí)

Ẩn ý: Những từ bị kiểm duyệt

Giải thích: “Từ” (词-cí) và “Sứ” (瓷-cí), âm thanh như nhau, cư dân mạng Trung Quốc dùng “mẫn cảm sứ” để ám chỉ từ hay cụm từ nhạy cảm đề cập đến phong trào tôn giáo hay bất đồng chính kiến.

19. Đương kim hoàng thượng (当今皇上-dāngjīn huángshang)

Ẩn ý: Chủ tịch hiện tại

Giải thích: Thuật ngữ này ám chỉ người đứng đầu nhà nước đã được phong vào các vị trí, chứ không phải do dân bầu tra, và sở hữu sức mạnh gần như tuyệt đối. Từ này đã bị chặn trên kết quả tìm kiếm của Weibo vào ngày 21/8/2014.

(Ảnh: China Digital Times)

20. Nhĩ quốc – nước bạn (你国-nǐ guó)

Ẩn ý: Quốc gia của ĐCS Trung Quốc

Giải thích: Người Trung Quốc thường sử dụng các thuật ngữ “đất nước tôi” để ám chỉ nước Trung Quốc không có ĐCS. Thế nên, thuật ngữ “nước bạn” chính là tách ĐCS Trung Quốc ra khỏi đất nước, vốn thường được đánh đồng là trung thành với đảng nghĩa là trung thành với đất nước. Khi người dân Trung Quốc ngày càng trở nên ý thức hơn với chiến thuật độc tài của ĐCS Trung Quốc, họ đã bắt đầu tách ĐCS ra khỏi đất nước Trung Quốc. Như vậy, “đất nước tôi” là đất nước Trung Quốc thật sự, còn “nước bạn” chính là chỉ ĐCSTQ.

Thanh Phong dịch từ The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La