Câu chuyện Luân hồi: Số phận của một Hoàng tử Minoan

Trong kiếp sống hiện tại, tôi có một chấp trước rất xấu – Tôi đôi khi cảm thấy tự ti và muốn bỏ rơi chính mình. Nó dường như là một quan niệm đã được hình thành từ khi tôi sinh ra. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi đã có thể loại bỏ được nó khá nhiều. Nhưng nó vẫn còn trỗi dậy hết lần này đến lần khác. Khi chính niệm của tôi không đủ mạnh, nó có thể khống chế tôi tới mức tôi gần như phát điên. Đây dường như là nhân tố biến dị lớn nhất nằm trong tôi. Không phải mới đây tôi mới nhận ra được nguồn gốc của chấp trước biến dị nhất này. Thực ra tôi biết rằng tôi không nên mang theo tâm thái này khi viết về nền văn minh Hy Lạp cổ đại trong lần đầu tiên. Nó thật không thích hợp. Nhưng tôi thấy không còn cách nào khác. Tôi đã quyết định viết ra kinh nghiệm của mình, với hy vọng rằng điều này sẽ thực sự loại bỏ nhân tố rất xấu này trong tôi. Nó không phải là một điều nên làm. Tôi hy vọng rằng, các bạn đọc, các bạn có thể tha thứ cho tôi.

* * * * * * * * * * * * * * * * *

Nền văn minh cổ Hy Lạp là một chương sáng trong lịch sử văn minh nhân loại chu kỳ này. Đảo Crete (Κρήτη) ở vùng biển Aegean được coi là nơi phát xuất nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Đế chế Minoan được tìm thấy trên hòn đảo này tồn tại trước hay vào khoảng năm 1.800 trước công nguyên. Người ta vẫn nhận thấy sự huy hoàng của những Cung điện Hoàng gia từ những tàn tích. Từ đó, người ta có thể có một cái nhìn tổng quan về sự thịnh vượng của nền văn minh này vào thời kỳ cực thịnh của nó.

Khoảng năm 1.700 trước công nguyên, Hoàng tử của Đế chế Minoan có tên là Tuyên Ân [Chú thích: Tất cả tên nhân vật trong câu chuyện này đều được phiên âm sang tiếng Hán Việt]. Anh là một người rất tốt bụng và lạc quan. Anh có một trái tim nhân hậu và một tấm lòng khoan dung độ lượng. Lúc ấy, Đế chế Minoan rất hùng mạnh. Những tiểu quốc quanh đó phải triều cống cho Đế chế hàng năm. Tuyên Ân có một người chú tên là Diệc Hãn, người già hơn anh 10 tuổi. Diệc Hãn có bề ngoài rất hiền lành và tốt bụng, nhưng thực ra ôngta rất độc ác và vô cùng nham hiểm.

Một lần, nhà Vua cùng với tướng sĩ đi tới phía Bắc Hy Lạp để đánh dẹp một cuộc nổi dậy. Diệc Hãn cố gắng sai người ám sát nhà Vua nhưng không thành công. Sáu tháng sau, nhà Vua an toàn trở về. Lúc ấy, Tuyên Ân, vị Hoàng tử, đang trên đường du ngoạn nơi bờ biển Aegean và gặp một thiếu nữ có tên là Ngải Luân. Cô là con gái của một người chài cá. Cô xinh đẹp mỹ lệ như một thiên thần. Tuyên Ân lập tức phải lòng cô. Họ đã ở bên nhau và cảm thấy rất tâm đầu ý hợp. Diệc Hãn trở nên ganh tỵ. Ông ta bắt đầu âm mưu chiếm đoạt Ngai vàng và chia rẽ Tuyên Ân cùng với Ngải Luân.

Một ngày, Tuyên Ân và Ngải Luân dạo chơi trên biển với một chiếc du thuyền. Họ gặp phải một cơn bão, và kết cục là bị lềnh đềnh vài ngày trên biển. Diệc Hãn nhân cơ hội này để tâu lên nhà Vua rằng Tuyên Ân và Ngải Luân đã bị bắt bởi kẻ thù của Vương quốc trên biển cả. Nhà Vua quả nhiên trúng kế và ông đã tự mình dẫn vài tùy tùng ra biển để tìm cứu Tuyên Ân cùng Ngải Luân. Trong khi nhà Vua đi vắng, Diệc Hãn chiếm lấy Ngai vàng và hành quyết tất cả những triều thần trung thành với nhà Vua. Ông ta cũng vô cùng tàn bạo và độc ác với người dân trong Vương quốc, và người dân đã phải chịu đựng rất nhiều. Nhà Vua và Tuyên Ân không biết được điều gì đang xảy ra ở nhà. Khi họ trở về đảo, họ mới biết được điều gì đã xảy ra, nhưng đã quá trễ. Họ ngay lập tức bị tay chân của Diệc Hãn bắt giữ. Nhà Vua bị sát hại ngay lập tức. Tuyên Ân bị nhốt vào một cái chuồng. Diệc Hãn bắt Ngải Luân đi. Ông ta cũng lung lạc trước vẻ đẹp kiều diễm của Ngải Luân. Ông ta vừa đe dọa Ngải Luân vừa lấy quyền lợi để dụ dỗ cô. Ông ta nói rằng ông ta sẽ cho cô làm Hoàng hậu nếu cô chịu lấy ông ta, hoặc là cô sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Ngải Luân là một cô gái ham thích hư danh và ham muốn một cuộc sống xa hoa. Vì vậy trước tình thế ấy, cô đã đồng ý trở thành Hoàng hậu của Diệc Hãn. Cô đã đem sự trong trắng của mình trao cho Diệc Hãn ngay đêm hôm đó. Diệc Hãn muốn Tuyên Ân phải chịu đau khổ nhiều hơn nữa. Những người theo ông ta đã đề nghị rằng Tuyên Ân nên bị đày ra đảo hoang và cho lính gác canh chừng anh, để anh phải chịu đau đớn nơi hoang vu. Diệc Hãn nghĩ rằng đó quả là một ý kiến hay. Cho nên ông ta đã ra lệnh lính gác mang Tuyên Ân đày ra một hòn đảo hoang mà ngày nay là đảo Malta (nó có một tên khác vào thời điểm đó). Lúc đó, Tuyên Ân đã ở bên bờ vực của sự sụp đổ về tinh thần. Chú ruột của anh đã giết hại cha anh, và đã trói anh bằng dây thừng. Anh sẽ bị đày ra hoang đảo. Vị hôn thê tương lai của anh đã bỏ rơi anh vào thời điểm then chốt. Anh không thể nào chấp nhận được sự thật nghiệt ngã này. Anh đã tích tụ một lòng căm thù đối với người chú và với Ngải Luân. Nhưng anh còn chán ghét chính bản thân mình hơn. Anh chán ghét lòng tốt và tính cả tin của bản thân mình. Anh trở nên đầy thù hận và cuồng loạn.

Anh đã bị đưa lên một chiếc thuyền đi ra đảo Malta dưới sự giám sát của lính canh. Trên thuyền, anh gần như phát điên. Anh cố gắng tự sát vài lần nhưng đã không thành công. Sau khi anh đến Malta, anh cảm thấy thậm chí đời sống của quỷ vẫn còn khá hơn thế này. Anh luôn tự lẩm nhẩm một mình như thể đang trò chuyện với người khác. Đôi khi anh ngồi lên một phiến đá và nói chuyện với đỉnh đồi có hình người ở trước mặt. Một ngày, do quá chán nản vì không có tiếng trả lời, anh trở nên giận dữ. Anh gần như phát điên và muốn tự kết liễu đời mình. Anh chạy lên đỉnh đồi và cố gắng đâm đầu mình vào một phiến đá. Nhưng không hiểu vì anh định hướng không đúng hay do mắt anh đánh lừa anh, anh đã không chết mà còn trở nên tỉnh táo hơn. Anh đã dần dần lấy lại lý trí của mình. Anh tự nói với chính mình: “Ta không còn gì cả. Ta sẽ không bao giờ thoát khỏi hòn đảo hoang vu này trong phần đời còn lại của ta. Thay vì cứ u mê mãi ở đây, ta nên cố gắng tìm thú vui và ý nghĩa của cuộc sống.” Rồi anh nhận ra rằng có quá nhiều lính gác ở quanh anh và anh phải không cho chúng thấy đầu óc anh đã trở lại bình thường. Vì vậy anh vẫn hành xử như một người điên ở trước mặt những tên lính. Không lâu sau, những tên lính cảm thấy anh đã thực sự phát điên và không cần phải trông chừng anh nữa. Chúng xin phép Diệc Hãn cho chúng để Tuyên Ân lại một mình trên hoang đảo. Lúc bấy giờ, Diệc Hãn và Ngải Luân đã có với nhau ba đứa con. Diệc Hãn đã cho phép những tên lính trở về Hy Lạp nhưng yêu cầu chúng phải nói cho Tuyên Ân biết về cuộc sống hạnh phúc tại Vương quốc giữa anh ta với Ngải Luân.

Sau khi Tuyên Ân nghe được tin này, anh thực sự đã trải quả một sự sụp đổ tinh thần. Anh đã thực sự muốn kết liễu chính mình. Không lâu sau khi những tên lính rời đi, vào một đêm trời đổ mưa, anh đã quyết định tự nhấn chìm mình xuống đáy đại dương. Trước khi chết, anh nghe thấy một giọng nói vang vọng từ bên trên: “Con đã phải chịu đựng thật nhiều nơi thế gian. Con có muốn tìm kiếm một nơi thanh tĩnh siêu thoát khỏi thế giới này?” Tuyên Ân trả lời trong nước mắt: “Trong cuộc đời này con không còn lối thoát nào khác ngoài cái chết. Nếu một nơi thanh tĩnh siêu thoát khỏi thế giới này thực sự tồn tại thì phải đợi đến đời sau của con.” Và rồi anh chìm xuống đáy đại dương.

Lời kết: Sau khi chết, nguyên thần của Tuyên Ân được luân hồi và chuyển sinh qua rất nhiều kiếp sống tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Anh đã thực hành tu luyện trong nhiều kiếp. Nhưng do anh đã phải chịu đựng rất nhiều trong kiếp sống nói trên, xu hướng tự kỷ vẫn còn đeo đuổi anh trong suốt những kiếp sống sau đó. Trong kiếp sống hiện tại của tôi, tôi vẫn còn khuynh hướng này. Nó rất mạnh mẽ. Đây không chỉ là một nhân tố xấu, mà nó còn được tích lũy qua nhiều kiếp sống khác nhau của tôi. Hôm nay, tôi viết ra bài chia sẻ những trải nghiệm trong quá khứ này để phơi bày căn nguyên chấp trước của tôi, để từ đó tôi có thể loại bỏ nó. Cùng lúc đó, tôi cũng muốn chia sẻ với độc giả một sự thật rằng mọi chấp trước của chúng ta trong kiếp sống hiện tại đều có nguồn gốc lịch sử sâu xa của nó. Tôi nói như vậy là đủ rồi. Tôi xin kết thúc bài viết tại đây.

Diệc Hãn vẫn là một quyến thuộc của tôi trong đời này. Anh ta vẫn là một người độc ác và đã gây ra rất nhiều đau khổ cho gia đình tôi. Ngải Luân và tôi có cùng họ với nhau và chúng tôi có thể là họ hàng xa trong đời này. Không ai trong số hai người họ đã đắc Pháp. Thời gian tới đây khi có cơ hội, tôi sẽ vẫn tiếp tục làm sáng tỏ sự thật với họ. Sau cùng, bất kể là điều gì đã xảy ra, việc ba chúng tôi gặp lại nhau trong đời này đã cho thấy rằng chúng tôi vẫn còn quan hệ tiền duyên.

Dịch từ:http://zhengjian.org/zj/articles/2005/10/6/34119.html

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"