Chôn sắt xuống biển để chống biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học đang tiến hành thí nghiệm kiểm tra biện pháp chống biến đổi khí hậu bằng cách chôn sắt xuống biển và kết quả thu được dường như rất hứa hẹn.
Từ cách đây 30 năm, các nhà khoa học đã bắt đầu băn khoăn về việc liệu có thể khiến tảo sinh sôi nảy nở bằng cách cho thêm sắt xuống biển. Điều này bắt nguồn từ thực tế rằng, tảo ở các đại dương quanh Nam cực phát triển chậm vì “đói” một dưỡng chất thiết yếu: sắt. Như chuyên gia Victor Smetacek đến từ Viện nghiên cứu Vùng cực và hải dương ở Bremerhaven, Đức ví von, sắt ở biển cũng quý giá như nước đối với cây cối trên đất liền.
Loại tảo có tên khoa học Chaetoceros atlanticus có thể sinh sôi nảy nở trong nước biển được cho thêm sắt. Chúng “bắt nhốt” các bon và đem số các bon này chìm xuống nước. Ảnh: NPR. |
Theo các nhà khoa học, về mặt lý thuyết, việc thêm sắt vào các đại dương sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của tảo. Số tảo này sẽ hút lượng lớn các bon trong không khí và trong các đại dương (vốn sinh ra do việc đốt cháy nhiên liệu của con người). Và khi tảo chết đi, toàn bộ số các bon chúng thấm hút sẽ bị kéo xuống đáy biển, có thể giúp làm chậm lại quá trình ấm nóng toàn cầu.
Trang NPR đưa tin, kể từ năm 2004, chuyên gia Smetacek và các cộng sự đã tiến hành thí nghiệm thêm sắt vào nước biển để làm tảo sinh sôi nảy nở trong tự nhiên. Bài báo cáo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature cho thấy, nhóm của Smetacek đã cung cấp dưỡng chất nuôi tảo ở đại dương và chờ đợi nhiều tuần để xem chúng sẽ kết thúc như thế nào. Đúng như kỳ vọng, sau khi tảo chết, chúng chìm xuống đáy biển và có thể kéo theo toàn bộ số các bon đã thấm hút được.
Các kết quả thu được ban đầu tương đối khả quan, nhưng ông Smetacek không vội đưa ra kết luận. Chuyên gia này nhấn mạnh, ông và các cộng sự cần thực hiện thêm nhiều thí nghiệm nữa trước khi đưa ra khẳng định cuối cùng về hiệu quả chống biến đổi khí hậu của phương pháp này.
Tuy nhiên, một số người chỉ trích tỏ ra hoài nghi. “Trong trường hợp tốt nhất, công nghệ này dường như mang tính suy đoán, xét về khả năng cô lập các bon vĩnh viễn. Còn trong trường hợp tồi tệ nhất, nó có thể biến thành một thử nghiệm thảm họa, gây ra những ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái biển – nguồn cung cấp thực phẩm, việc làm cho hàng tỷ con người và là một thành phần quan trọng của sự cân bằng hệ sinh thái trên Trái đất”, Lisa Speer đến từ Hội đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên Mỹ nói.
Bà Speer cho rằng, thường rất khó để theo dõi những gì đã xảy ra với các bon ở biển. Việc thêm sắt vào đại dương có thể dấy lên khả năng làm sinh sôi nảy nở cả các loài tảo độc. Thậm chí, một số nghiên cứu khác cho thấy, việc dùng sắt nuôi tảo cuối cùng có thể dẫn đến việc sản sinh nitơ oxít – chất gây hiệu ứng nhà kính tiềm tàng.
Tuấn Anh
– Một nhóm công nhân khai thác khoáng sản ở xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Đại
Hai câu chuyện liên tiếp chứng minh đám cưới là tác nhân siêu |
(vietnamnet.vn)