Những vị vua nổi danh nhất châu Phi

23/07/12, 14:32 Chuyện lạ

Từ năm 1988 đến 1991, nhiếp ảnh người Pháp – Daniel Laine đã chụp ảnh chân dung các vị vua châu Phi từ triều đại “dẹp loạn, mở cõi” đến thời kỳ giữa thế kỷ XX. 

Để có được chân dung những vị vua nổi tiếng này, Laine đã phải trải qua rất nhiều khó khăn như vượt qua các cuộc đàm phán ngoại giao nhạy cảm, đứng giữa cuộc chiến tranh để chụp ảnh vua Shiluk. Laine cũng phải thuyết phục các vị vua để họ cung cấp thông tin về lịch sử các bộ tộc, các lễ nghi, bối cảnh lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa của từng vương quốc châu Phi.

Dưới đây là chân dung những vị vua nổi tiếng nhất của châu Phi – người đại diện cho một thời đại lớn mạnh nhất trong lịch sử các vương quốc châu Phi.

Vua Joseph Langanfin đại diện cho triều đại Abomey và là chủ tịch của CAFRA – Hội đồng Gia tộc Hoàng gia Abomey. Kể từ sau hiệp ước Berlin 1884 phân tách châu Phi với các cường quốc châu Âu, Abomey đi vào tầm ngắm của Pháp với mục tiêu ngăn chặn việc truyền bá tiếng Anh tới vịnh Guinea. 

Ông từng tuyên bố với đối thủ của mình, những người muốn xâm chiếm Abomey: “Những vị vua sẽ không bao giờ chấp nhận dâng đất nước của mình – vùng đất tổ tiên thiêng liêng vào tay kẻ khác”.

Sijuwade lãnh đạo bộ tộc hơn 30 triệu người và là vị vua có sức ảnh hưởng lớn đối với Nigeria. Theo nghi thức tuyền thống, trong lễ đăng quang của mình, ông phải nắm lấy thanh gươm tượng trưng cho công lý, cùng với một mảnh vải đã khô cứng vì máu của những người đàn ông và phụ nữ đã hy sinh trong chiến tranh.

Vua Ngie Kamga Joseph là vua đời thứ 13 của vương quốc Bandjun (thuộc Cameroon). Theo lời đồn đại, ông có thể biến thành con báo vào ban đêm. Là vua nhưng Kamga Joseph thường mặc một chiếc áo rộng, đội mũ sisal nhằm thể hiện sự khiêm nhường và giản dị.  

Tốt nghiệp ĐH London và trở thành cố vấn kinh tế cho chính quyền Ghana, Oseadeeyo Addo Dankwa III đã trở thành vua của Akuapem Asona – một trong bảy thị tộc lớn ở Akan.

Bức ảnh này được thực hiện trước khi Abubakar Sidiq qua đời 15 ngày. Ông đã trị vì vương quốc Sultan Sokoto (thuộc Nigeria) hơn 50 năm. 

Abubakar Sidiq có sức ảnh hưởng rất lớn, tuy không giàu như các vị vua trước của Nigeria nhưng hàng năm, ông vẫn có thu nhập khoảng 1 triệu naira (tương đương 4,1 tỷ VNĐ). Với khoản thu nhập này, ông đã trích một phần nhỏ để cứu trợ lương thực cho trẻ em và người nghèo.

Vua Nyumi Kok Mabiintsh III lên ngôi ở tuổi 20 và đã cai trị vương quốc Kuba (thuộc Cộng hòa Congo) 30 năm. Trang phục mà vua Mabiintsh III mặc trong hình được gọi là “bwantsh”. Nó được đính hạt “cauris” – loại hạt nhỏ được sử dụng như tiền ở châu Phi. Bộ trang phục nặng tới 72kg và phải mất hơn 2h mới mặc xong. Nhiếp ảnh gia Laine đã mất 3 tuần để có cơ hội chụp ảnh vua Kuba trong trang phục hoàng gia này.

Trước khi trở thành vua của vương quốc Nnewi (thuộc Nigeria) năm 1963,  Kenneth Nnaji là một nông dân với 10 người vợ và 30 người con. 

Vua El Hadj Seidou Njimoluh Njoya (80 tuổi) đã ngồi trên ngai vàng hơn 50 năm. Khi 29 tuổi, ông được lựa chọn để kế nhiệm ngai vàng. Cha của ông đã phát minh ra bảng chữ cái riêng và ông muốn lưu truyền rộng rãi chữ viết này trong đất nước của mình. 

Năm 1913, trong khi Cameroon vẫn còn là một thuộc địa của Đức, ông đã trang bị nhà in riêng cho mình để thực hiện ước nguyện của cha.

Agboli-Agbo Dedjlani trước khi tiến hành lễ đăng quang là một cảnh sát. Ngày 30/9/1989, Dedjlani đặt chân lên đôi giày hoàng gia, chính thức trở thành vua của Abomey. 

Theo nghi thức truyền thống, vua sẽ có 2 người vợ, một người vợ cầm ô che với biểu tượng của đất nước, một người luôn bên cạnh, mang chiếc bát hoàng gia. Vua phải mang vương trượng của mình và đeo dụng cụ bảo vệ mũi bằng bạc.

Trong ảnh là vua Zwelethini – một hậu duệ của Shaka – người sáng lập ra vương quốc Zulu (thuộc Nam Phi). Vào đầu thế kỉ 19, Shaka là trưởng tộc của một gia tộc người Bantu nhỏ. Nghĩ rằng sự sống còn của Zulu không tránh khỏi bị phụ thuộc vào các bộ tộc khác, Shaka đã tiêu diệt tất cả các bộ tộc chống lại mình. Trái với hậu duệ thân thiện của mình là Zwelethini, Shaka nổi tiếng là ông vua tàn bạo nhất trong lịch sử Zulu.

Tốt nghiệp ĐH Cambridge, ngày 23/7/1979, hoàng tử Salomon Igbinoghodua được trao vương miện để trở thành vua của vương quốc Benin (thuộc Nigeria). Ông kế nhiệm ngôi cha và ngự trị ngai vàng của mình trong suốt 38 năm.


(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng