Amy’s Kitchen -Kiếm trăm triệu đô từ… nhà bếp
Amy’s Kitchen -Kiếm trăm triệu đô từ… nhà bếp
Với phi vụ kinh doanh bắt đầu từ nhà bếp của mình, Andy và Rachel Berliner đã phát triển thành một doanh nghiệp với doanh thu trên 280 triệu đô la.
Rất lâu trước khi thực phẩm hữu cơ (hay còn gọi là thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm lành mạnh) trở thành xu hướng hàng đầu, cặp đôi Andy và Rachel Berliner (California) đã thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và theo đuổi một lối sống ăn chay có lợi cho sức khỏe.
Khi người vợ – Rachel bị căng cơ và không thể đứng lâu để nấu ăn, người chồng Andy đã đi tìm khắp các cửa hàng để mua những bữa ăn tối đông lạnh. Kết quả, những gì họ phát hiện ra về thực phẩm đông lạnh đã thay đổi cuộc sống của họ và dẫn họ đến với sự nghiệp kinh doanh rất thành công.
Ngày nay, nhà Berliner lập ra trang web http://www.amys.com với Amy’s Kitchen – thương hiệu thực phẩm đông lạnh tự nhiên hàng đầu với hơn 160 sản phẩm tự nhiên và hữu cơ như món khai vị đông lạnh, pizza, súp đóng hộp và những món khác. Từ việc làm ra những sản phẩm trong nhà bếp nho nhỏ của Rachel, Amy’s Kitchen đã phát triển thành một doanh nghiệp có giá hàng triệu đô la với 1.400 nhân viên.
Amy’s Kitchen đã khởi đầu như thế nào?
Cũng giống như nhiều gia đình khác, gia đình nhà Rachel không phải lúc nào cũng có thời gian để nấu ăn, Andy thường mua bữa ăn tối đông lạnh cho cả gia đình. Đó là thời điểm năm 1987, trên thị trường không bày bán nhiều bữa ăn đông lạnh dành cho người ăn chay. Andy đã thử nhiều loại bữa ăn đông lạnh, và nhận ra rằng chúng luôn luôn giống nhau: có mùi vị khủng khiếp, như bìa các tông vậy.
Andy, trước đó đã từng quản lý một công ty chè hữu cơ (công ty đã được chuyển nhượng vào năm 1981), đã nhìn thấy một cơ hội lớn trong khám phá của họ. Họ nhận thấy nhu cầu khổng lồ của thị trường đồ ăn đông lạnh dành cho người ăn chay, nhận ra rằng nó sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới. Họ biết rằng rất nhiều người tiêu dùng muốn có một bữa ăn vừa tiện lợi vừa lành mạnh. Cặp đôi này tin rằng cơ hội dành cho mình là rất lớn.
Họ đã nhanh chóng đưa ra quyết định tham gia vào ngành kinh doanh đầy triển vọng này. Họ muốn tập trung vào kinh doanh thực phẩm đông lạnh giúp bảo vệ sức khỏe với hương vị thơm ngon. Mục tiêu của họ là chinh phục những người muốn được tự tay chuẩn bị bữa ăn lành mạnh cho gia đình mình nhưng lại không có thời gian để nấu ăn.
Họ quyết định đặt tên cho công ty của mình là Amy’s Kitchen sau khi cô con gái của họ ra đời.
Thời gian đã chứng minh quyết định của họ là đúng, như cặp đôi này chia sẻ trên trang web của Amy’s Kitchen.
“Đó là năm 1987, trước khi ý tưởng về thực phẩm “hữu cơ” trở nên nổi tiếng, và có rất ít các bữa ăn đông lạnh được bày bán cho người ăn chay. Rất may mắn là chúng tôi đã nhận ra điều này. Số lượng người ăn chay đã tăng lên đáng kể, người tiêu dùng cũng dần nhận ra tác hại của các hóa chất trong nguồn thực phẩm”.
Với sự tiện lợi của việc sử dụng thực phẩm đông lạnh, báo cáo Phân tích thị trường thực phẩm đông lạnh toàn cầu – Xu hướng và dự báo (2010 – 2015) đã ước tính rằng thị trường thực phẩm đông lạnh toàn cầu có giá trị 218,41 tỷ đô la trong năm 2010.
Tất cả bắt đầu với một chiếc bánh nướng khiêm tốn
Với những chiếc bánh nướng – một trong những món ăn đông lạnh phổ biến nhất, Berlin đã quyết định sản phẩm đầu tiên của họ sẽ vượt lên trên tất cả các loại bánh nướng đông lạnh khác về hương vị. Với sự giúp đỡ của mẹ Rachel, Eleanor, họ đã thử nghiệm và nếm thử các sản phẩm khác nhau cho đến khi tìm ra một công thức bánh nướng bao gồm các loại rau và đậu hũ.
Công ty của họ hoạt động theo mô hình công ty gia đình: Andy quản lý chung, Rachel thiết kế bao bì sản phẩm và Eleanor phụ trách việc tạo ra các công thức hợp lý.
Bánh nướng của họ xuất hiện lần đầu trong một triển lãm về thực phẩm có lợi cho sức khỏe được tổ chức ở San Francisco vào tháng ba năm 1998. Phản ứng của khách hàng rất khả quan, một số cửa hàng thực phẩm ngay lập tức đặt hàng.
Berlin bắt đầu xây dựng Amy’s Kitchen với số vốn eo hẹp: 20.000 đô la. Khi đó, Andy đã phải bán chiếc đồng hồ bằng vàng, bán những đồng tiền vàng của mình, mượn một vài nghìn đô la từ người thân và vay ngân hàng.
Đến doanh nghiệp trị giá hàng trăm triệu đô
Để có thể đứng vững được trên thị trường, cặp vợ chồng (thậm chí là cả cha của Rachel) đã tham dự các cuộc triển lãm thực phẩm có lợi cho sức khỏe và gọi điện chào hàng với các nhà phân phối thực phẩm.
Các cửa hàng bánh hữu cơ ở địa phương đã giúp họ làm bánh nhưng vẫn không thể đáp ứng được hết các đơn đặt hàng. Trung bình mỗi ngày họ sản xuất ra khoảng 2.400 chiếc bánh nướng, và con số này vẫn đang tăng dần.
Điều đó buộc Andy mở một xưởng sản xuất của riêng mình, điều mà trước kia anh chưa từng nghĩ tới. Mặc dù trong suốt qu&aa
cute; trình kinh doanh, họ đã gặp không ít khó khăn, nhưng việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và giữ nguyên thành phần có lợi cho sức khỏe luôn được ưu tiên hàng đầu.
Sau đó, xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ đã tăng, và ngay cả thương hiệu nổi tiếng Kroger cũng đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Amy’s Kitchen vào cuối những năm 1990. Chỉ với phi vụ kinh doanh bắt đầu từ nhà bếp, giờ đây họ đã phát triển thành một doanh nghiệp với doanh thu trên 280 triệu đô la. Và cho đến hiện tại, doanh nghiệp này vẫn không ngừng phát triển.