Phân tích bữa ăn của người tiền sử
Khám phá bữa ăn của người tiền sử |
Để
nghiên cứu những người tiền sử ăn uống ra sao, các nhà khoa học đã phân
tích những chiếc răng còn lại dưới dạng hóa thạch. Các nhà khoa học đã
so sánh những chiếc răng của 58 người sống trong các thời đại khác nhau
từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 tại Tây Ban Nha và những chiếc răng hóa thạch
của người Inuit cổ đại sống tại vùng Alaska (Mỹ).
Để
làm được việc này, họ đã nghiền nhỏ những mẫu vật đến kích thước rất
nhỏ (trung bình 5 đến 10 miligam) và xác định thành phần các đồng vị của
cacbon và nitơ nhờ quang phổ khối.
Phân tích những chiếc răng hóa thạch có thể giúp chúng ta hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng của người tiền sử.
Trên
cơ sở những đồng vị bền của 13С và 15N các nhà khoa học đã xác định
được những đặc điểm về ăn uống của người tiền sử. Nguyên tố Nitơ – hầu
như không ngoại lệ – có mặt trong tất cả các loại thực phẩm là thịt và
việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này thay đổi theo tỷ lệ giữa Nitơ và đồng
vị của nó trong các mô.
Các kết luận rút ra là:
–
Thứ nhất, tỷ lệ thịt xác định trong các mẫu răng người Tây Ban Nha
trùng với những đánh giá độc lập khi phân tích collagen của xương.
–
Thứ hai, việc phân tích mẫu răng hóa thạch của người Inuit cho biết tỷ
lệ thực phẩm thịt trong khẩu phần ăn của họ cao hơn tỷ lệ đó trong khẩu
phần của người Tây Ban Nha. Điều này cũng phù hợp với khẩu phần ăn hiện
nay của thổ dân Inuit sống tại Alaska.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Gần 900 cá heo chết ở Peru là do tự nhiên |
Bộ trưởng Bộ sản xuất Peru Gladys Trevino đã tuyên bố kết quả điều tra vụ gần 900 cá heo chết ở bờ biển: “Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng việc cá heo chết hàng loạt là do tự nhiên”. Bà cũng cho biết thêm rằng: “Đây không phải lần đầu tình trạng này xảy ra” khi đề cập tới những trường hợp tương tự ở New Zealand, Úc và các nước khác.
(Nguồn tham khảo: Telegraph)
Vượn cáo ở Nhật kinh hãi vì nhật thực hình khuyên |
Tác động của hiện tượng nhật thực hình khuyên vừa qua đã làm cho những con vượn cáo ở vườn thú Japan Monkey Centre tại tỉnh Aichi một phen khiếp sợ.
Những con vượn cáo ngồi gần mọi người khi nhật thực hình khuyên xảy ra hôm 21/5.
Theo giám đốc vườn thú nêu trên, ông Akira Kato, khoảng 20 con vượn cáo đã nhảy khỏi cây và tìm chỗ nấp khi xảy ra hiện tượng nhật thực, vốn được hàng triệu người trên khắp châu Á và Mỹ đón chờ. Kato giải thích rằng hiện tượng nhật thực khiến lũ vượn nhầm tưởng Mặt trời đã lặn. Vì thế chúng thực hiện các hành động đặc trưng của ban đêm.
Hiện tượng nêu trên cũng làm cho những con vượn cáo thay đổi thói quen sinh hoạt. Thông thường, chỉ đến tối, loài vật này mới tìm cách để làm tăng nhiệt độ song trước hiện tượng nhật thực, các con vượn cáo đã có những hành động “bất thường.”
Sau khi hiện tượng nhật thực chấm dứt, những con vượn cáo đã bình tĩnh và trở lại với nhịp sống ngày thường, như nằm trên đất và vui đùa cùng nhau.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
Tại sao hai đầu quả trứng lại to, nhỏ khác nhau? |
Các quả trứng không mang hình tròn hay hình cầu mà là sự kết hợp bất đối xứng giữa hình bầu dục và hình nón, với một đầu to và một đầu nhỏ hơn. Nếu chúng giống như những chiếc hộp nhỏ hình chữ nhật, 4 góc của quả trứng sẽ rất cứng trong khi các bề mặt lại khá yếu và dễ vỡ. Đấy là chưa kể đến việc điều này sẽ gây khó khăn cho gà mẹ trong khi đẻ.
Hình dáng của quả trứng là sự kết hợp bất đối xứng giữa hình bầu dục và hình nón.
Hình dạng hợp lý nhất chỉ có thể là hình quả bóng hoặc hình cầu. Nhưng nếu như vậy thì 1 lực đẩy rất nhẹ cũng đủ làm chúng lăn đi mất. Tuy nhiên, hiện tượng đó sẽ không xảy ra với hình bầu dục bất đối xứng vì khi di chuyển, chúng sẽ xoay theo một đường tròn xung quanh phía đầu nhọn.
Trên thực tế, trứng của các loài chim làm tổ trên vách đá thường có hình bầu dục rõ nét hơn so với những loài trên mặt đất, hạn chế nguy cơ rơi khỏi tổ hay vách đá (vì chỉ lăn theo vòng tròn nhỏ). Hơn nữa, cấu tạo hình quả trứng như chúng ta vẫn thấy khá phù hợp trong không gian nhỏ của tổ, nhờ đó nhiệt độ sẽ được tỏa đi đều.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
(kenh14.vn)