Những điều ít biết về thị trấn Mỹ của doanh nhân Việt

10/04/12, 18:39 Chuyện lạ

Nhiều người có thể tò mò về lịch sử về thị trấn Buford của Mỹ vừa được sang tay cho doanh nhân người Việt Phạm Đình Nguyên với mức giá 900.000 USD.


Trang web của Buford có giới thiệu khá chi tiết về thị trấn này kể từ khi ra đời cho tới khi được công dân duy nhất Don Sammons rao bán.

Đến hôm nay (9/4), ba ngày sau vụ bán đấu giá gây xôn xao trong đó ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối Tổng hợp quốc tế (IDS), có trụ sở tại TP. HCM, giành quyền mua Buford, trang web của thị trấn này vẫn giữ nguyên trạng như trước khi cuộc bán đấu giá diễn ra.   Có vẻ như cựu chủ nhân của Buford đồng thời là quản trị của trang web này, ông Sammons, chưa có ý định, hoặc có thể là chưa có thời gian để cập nhật thông tin về việc Buford đã đổi chủ. Theo thông tin báo chí, trang web về Buford không nằm trong gói tài sản của thương vụ chuyển nhượng thị trấn đặc biệt này.

Theo giới thiệu của trang web ở địa chỉ Bufordtradingpost.com, thị trấn Buford được thành lập vào năm 1866, ban đầu là nơi trú ẩn cho công nhân xây dựng tuyến đường sắt liên lục địa đầu tiên của Mỹ. Cũng có một số tờ báo cho rằng, Buford ra đời vào năm 1867, và dù thành lập năm 1866 hay 1867 thì Buford cũng là thị trấn lâu đời thứ hai của bang Wyoming. Mấy năm trước đó, trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến ở Mỹ, một vị tướng có tên John Buford – người đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của phe miền Bắc – đã đi qua nơi này và tên của ông được lấy làm tên địa danh cho thị trấn.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Buford có khoảng 2.000 cư dân, chủ yếu là công nhân xây dựng một tuyến đường sắt. Về sau, khi tuyến đường sắt này hoàn thành, thì số lượng dân sống ở Bufrod cũng giảm dần theo thời gian. Khí hậu khắc nghiệt cũng được cho là một lý do khiến nhiều người không muốn lưu lại lâu ở Buford. Thị trấn này nằm ven đường liên bang Interstate 80 nối New York và San Francisco, trên độ cao 2.438m so với mặt nước biển.

Trong số những vị khách đặc biệt mà Buford từng đón tiếp phải kể đến tướng John Buford, Tổng thống Ulysses S. Grant, Tổng thống Franklin Roosevelt, và tên cướp khét tiếng Butch Cassidy – kẻ từng tới ăn cướp ở thị trấn này, bị bắt và ngồi tù nhiều năm sau đó.

Từ những ngày đầu cũng như hiện nay, tâm điểm của Buford là “trung tâm thương mại” mang tên Buford Trading Post, nơi bán các loại hàng hóa như xăng và thực phẩm phục vụ du khách từ khắp mọi miền nước Mỹ đi qua nơi này. Theo lời giới thiệu của ông Sammons, thì Buford Trading Post có một trạm bán xăng và dầu diesel hoạt động 24/24, một cửa hàng tiện ích có bán kem, các mặt hàng phục vụ cho hoạt động cắm trại, và dịch vụ trông xe cho khách. Ngoài ra, ở đây còn có bán những mặt hàng “độc” như còi làm từ sừng nai…

Buford Trading Post là nguồn thu nhập chính của gia đình Sammons kể từ khi họ trở thành chủ nhân thị trấn vào năm 1992. Theo lời ông Sammons, thì từ Buford đến địa điểm có bán hàng gần nhất cũng là 25 dặm. Bởi vậy, hàng hóa và dịch vụ do ông cung cấp gần như là lựa chọn duy nhất cho những người đến Buford.

Gia đình Sammons, gồm hai vợ chồng ông Sammons và cậu con trai, chuyển từ California tới Buford vào năm 1980. Khi đó, nhà họ đang có một cơ sở kinh doanh ở California, nhưng thèm cuộc sống bình yên nên quyết định chuyển đi. Lúc nhà Sammons đến Buford, thì thị trấn này cũng chỉ có một gia đình duy nhất, đồng thời là chủ nhân của thị trấn, sinh sống tại đây.

Đến năm 1990, ông chủ của thị trấn qua đời, bà vợ và các con ông này không muốn sống ở đó nữa. Sau hai năm đàm phán, vào năm 1992, nhà này quyết định nhượng lại Buford cho ông Sammons và chuyển đi nơi khác.

Cuộc sống nhà Sammons ở Bufford trôi qua trong bình yên cho đến năm 1995 khi vợ ông, bà Teri, qua đời. Đến năm 2007, ông Sammons trơ lại một mình sau khi cậu con trai chuyển ra riêng ở bang Colorado.

Thị trấn Buford nằm giữa hai thị trấn sầm uất hơn là Laramie và Cheyenne, nên hàng hóa và dịch vụ của ông Sammons phục vụ nhiều cho khách đi lại giữa hai thị trấn này. Tuy nhiên, theo ông Sammons, ông kiếm tiền chủ yếu từ du khách đến thăm hai công viên cách Buford 6 dặm và một khu rừng quốc gia cách đó 12 dặm. Du khách đến nơi này có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của dãy núi Rocky Mountains.

“Vào những ngày hè, có tới 1.000 lượt người qua đây mỗi ngày”, ông Sammons nói. Nhưng nhiều người cho rằng, ông chỉ nói “bốc”, vì giả sử có từng đó khách, thì một mình ông cũng chẳng hơi sức đâu mà phục vụ nổi.

Cũng theo lời ông Sammons thổ lộ với báo chí, doanh thu của ông đã giảm 50% so với năm 2009 – năm mà ông thu về 1,2 triệu USD từ “trung tâm thương mại” Buford. “Năm 2010, tôi chỉ thu được 700.000 USD. Năm 2011 này chắc tôi chỉ thu được 600.000 USD. Dân tình đang giảm đi lại”, ông Sammons nói.

Ông than phiền rằng, con đường Interstate 80 chạy qua Buford mỗi năm phải đóng cửa 20-30 ngày, có lúc đóng cửa 5 ngày liền, khiến ông không bán nổi h&
agrave;ng.

Một ngày của ông Sammons ở Buford diễn ra rất bận rộn. Ông thường dậy vào lúc 5h sáng, chạy qua thị trấn kế bên để lấy hàng, tới ngân hàng, rồi lại quay về để mở cửa hàng chờ khách đến. Vào những ngày hàng chạy, ông thường quay cuồng trong cửa hàng tiện ích cho tới 6h, đóng cửa, và rồi lại loay hoay dọn dẹp.

Sau khi bán Buford, ông sẽ chuyển tới sống gần con trai ở Colorado. Ông đã khóc trong buổi đấu giá thị trấn của mình. Những ký ức về thời gian sống ở thị trấn đặc biệt này có lẽ sẽ sống mãi cùng ông Sammons. Ông tiết lộ ý định sẽ viết một cuốn hồi ký về quãng thời gian ông sống ở Buford, và rất có thể, đó sẽ là một cuốn sách đáng đọc.   Phương Anh

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng