Vì sao Chu Vĩnh Khang sẽ bị loại bỏ theo Bạc Hy Lai ?

22/03/12, 10:36 Chưa phân loại

Chu Vĩnh Khang, mặc dù là một Ủy viên Bộ chính trị cũng đang phải đối mặt với khó khăn và có khả năng chịu chung số phận tương tự như Bạc Hy Lai. 

Ngay sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư Đảng tỉnh Trùng Khánh, một siêu đô thị nằm phía Tây vào ngày 15/3 vừa qua, một số trang web theo chủ nghĩa Mao bị đóng cửa. Nhiều người giải thích điều này như dấu hiệu cho thấy đang có một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai bên cánh hữu và cánh tả hay giữa một cuộc Cách mạng Văn hóa khác và Phong trào cải cách được tiến hành. Sự giải thích này một phần có ý nghĩa.

Chu Vĩnh Khang (trái) là Ủy viên chính trị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2007 và Bạc Hy Lai từ tháng 3 năm 2011. (Trái qua phải: Teh Eng Koon / AFP / Getty Images, Feng Li / Getty Images)

Chu Vĩnh Khang, mặc dù là một Ủy viên Bộ chính trị cũng đang phải đối mặt với khó khăn và có khả năng chịu chung số phận tương tự như Bạc Hy Lai. Tám lý do sau đây cho thấy tại sao chuyện đó có thể xảy ra:

1. Ngày 14 tháng 3, một ngày trước khi ông Bạc bị sa thải, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tổ chức một cuộc họp báo kín với Quốc Hội (NPC). Trong bài phát biểu của ông đã không đề cập rõ ràng đến ông Bạc, nhưng ba vấn đề ông nêu ra có liên quan đến ông Bạc.

Ôn Gia Bảo nói rằng chính phủ trung ương coi trọng việc ông Vương Lập Quân và đang tiến hành điều tra. Ông Quân là cựu Giám Đốc Sở Công An và Phó Chủ Tịch thành phố tỉnh Trùng Khánh, người đã chạy trốn đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô để yêu cầu xin tị nạn. Ông Quân đang bị điều tra tham nhũng, được cho là đã sợbị ông Bạc ám sát để giữ im lặng. Bây giờ ông Quân đang bị điều tra ở Bắc Kinh, và có thể đã cung cấp thông tin về tham nhũng của ông Bạc.
 
Ôn Gia Bảo cũng cho biết, “Các Bí thư và chủ tịch các thành phố trực thuộc trung ương khác phải rút kinh nghiệm từ sự cố nghiên trọng ở thành phố Trùng Khánh.”

Những chỉ trích cáo buộc ông Vương và Bạc đã dấn đến việc cắt chức được giải quyết vào ngày hôm sau. Ngày 15 tháng 3, Báo nhân dân hàng ngày xác nhận rằng ông Quân bị cách chức Phó chủ tịch tỉnh Trùng Khánh cũng như ông Bạc bị cách chức Bí thư tỉnh Trùng Khánh

Đại hội Đàng lần thứ ba của Ủy ban Trung ương Đảng lần thứ 11 đã diễn ra vào tháng 12 năm 1978 và thường được hiểu là để kết thúc chính thức đường lối cai trị Trung Quốc theo chủ nghĩa Mao. Ông Bảo giải thích rằng trong phiên họp toàn thể Đảng Cộng sản đó đã “có quyết định quan trọng tiến hành cải cách [kinh tế] và mở cửa Trung Quốc.”

Sau đó trong phát biểu của mình, Ôn Gia Bảo cho biết những sai lầm của cuộc Cách mạng Văn hóa đã được loại bỏ hoàn toàn. Nếu không có cải cách chính trị, Ôn Gia Bảo cho biết, một thảm kịch như cuộc Cách mạng Văn hóa có thể xảy ra một lần nữa.

Với cách nhìn cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương năm 1978 và chỉ trích cuộc Cách mạng Văn hóa, Ôn Gia Bảo đã khơi mào một dòng ý thức hệ như là cơ sở cho một cuộc đấu tranh quyền lực trong ĐCSTQ. Một khi Trung Cộng biến thành một cuộc đấu tranh quyền lực dọc theo dòng ý thức hệ, một tương lai ảm đạm đang chờ đợi những người bị chỉ trích và những người chỉ trích.

Các phe phái của cuộc đấu tranh quyền lực trong ĐCSTQ gây thiệt hai không chỉ cho một hai người. Vì nó là “một phe phái,” sau đó một nhóm người sẽ bị vạ lây.

Lịch sử của ĐCSTQ có những chính trị gia một khi đã được đỉnh cao chỉ huy của Đảng, nhưng sau đó rơi vào ô nhục hoặc tồi tệ hơn như Quang Minh, Cao Cương, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, và Triệu Tử Dương. Bạc Hy Lai đã không đạt được đỉnh cao quyền lực như vậy trước khi ông bị sa thải. Bài báo cáo của Ôn Gia Bảo có vẻ nhắm vào Bạc Hy lai , nhưng thực tế không phải vậy, ông muốn nhắm tới phiên họp Toàn thể Đảng năm 1978. Ôn Gia Bảo đang chỉ trích Chu Vĩnh Khang, dưới chiêu bài chỉ trích Bạc Hy Lai.

2. Trong số các thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị, Chu Vĩnh Khang là người ủng hộ Bạc Hy Lai nhất. Trong các cuộc họp hàng năm của Quốc Hội và Ban Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc, ông đã đưa ra và phê duyệt đường lối chính trị của Trùng Khánh do Bạc Hy Lai khởi xướng, trong đó có tiến hành bắt giữ những người bị cho là bọn côn đồ và tổ chức hát bài hát theo chủ nghĩa Mao. Mối quan hệ giữa Chu và Bạc , Quân được mô tả như sau : Người đằng sau Chu là Giang Trạch Dân, Chu đứng sau Bạc, và Bạc thì đứng sau Quân hậu thuẫn. Mối quan hệ này được xếp hàng giống như những quân cờ domino, sẵn sàng sụp theo hàng.

3. Bạc cần Chu hậu thuẫn những sai lầm của mình. Càng nhiều người Bạc lôi kéo được,ông ấy càng an toàn hơn . Đây là lý do tại sao Bạc, kể cả Chu Vĩnh Khang bị kiểm trách nhiệm liên quan đến vụ Vương Lâp Quân trong phiên họp 9/3 vừa qua.

4. Chu Vĩnh Khang đã có rất nhiều thuộc hạ có quyền lực nắm trong tay, chẳng hạn như Bộ trưởng Bộ Công an, và làm thế nào Bộ trưởng Bộ Công an cũng là ủy viên chính trị đầu tiên (viên chức Đảng cao nhất) của Lực lượng Cảnh sát vũ trang. Chu đã sử dụng trên 700 tỷ nhân dân tệ (95 tỷ USD) mỗi năm với danh nghĩa duy trì ổn định.

Chu quản lý tiền của và các công cụ chuyên chính bạo lực, điều đó khiến ông trở thành một mối đe dọa cho người đứng đầu Đảng – Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Gần đây, ông Hồ đề nghị rằng để duy trì sự ổn định Trung Quốc , cần có sự tham gia của quân đội. Đề nghị của ông ngụ ý rằng quyền chỉ huy và quyền điều hành phải do ông quản lý.

5. Khoảng nửa năm nữa, Ông Hồ Cảm Đào sẽ thoái vị Bí thư ĐCSTQ. Rất nhiều người đã nhận thấy rằng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh trong các báo cáo chính phủ với Quốc Hội các nhu cầu của ĐCSTQ trong quyền “chỉ huy nổ sung”. Thực tế từ các chủ tịch đến phó chủ tịch 4 quân đoàn chính thuộc Ủy ban quân sự Đảng Cộng sản Trung ương (Quân đội Giải phóng Nhân Dân trực thuộc 4 quân đoàn chính này), tất cả mọi người đã nói rằng họ sẽ ủng hộ sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào.

Về phần mình, ông Đào muốn các phương pháp được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo Đảng trước đây để tiếp tục giữ chính quyền, giữ được vai trò của mình như là Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương, đó là phụ trách các lực lượng vũ trang. Việc xây dựng quyền lực quân sự của mình không thể trì hoãn, miễn nhiệm Bạc Hy Lai có thể không đủ cho Hồ Cẩm Đào có thêm quyền lực. Loại bỏ Chu Vĩnh Khang là bước tiếp theo ông Đào cần phải làm.

6. Không ai biết Giang Trạch Dân có tiếp tục bảo vệ Chu hay không. Giang có thể không còn đủ khả năng. Sau khi Hồ Cẩm Đào có lòng trung thành của toàn bộ quân đội, và với ảnh hưởng của Giang đang suy yếu, Giang chỉ có thể bảo vệ mình. Chín thành viên của Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị đã chia thành các phe phái, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cạnh tranh với Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, và Chu Vĩnh Khang. Nhưng chỉ Chu Vĩnh Khang là chịu trận trong cuộc đấu tố của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.

7. Thông tin liên quan đến tình hình Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân bây giờ biết rằng bức hại Pháp Luân Công đã không mang lại cho ông sự công nhận hoặc ủng hộ từ các cấp cao của Đảng. Trong năm 2002, ông đã điều La Cán, người tổ chức bộ máy đàn áp gồm cảnh sát, Viện kiểm sát, tòa án, luật sư…; Lý Trường Xuân, người từng nắm giữ sức mạnh của bộ máy tuyên truyền, để trở thành ủy viên Bộ Chính trị, Uỷ ban thường vụ Đại hội 16.

Trong Đại hội 17, Chu Vĩnh Khang thay thế La Cán, nhậm chức Ủy ban Thường vụ và là người đứng đầu Ủy ban Chính trị- Luật pháp. Giang đã chuẩn bị cho Bạc để thay thế Chu Vĩnh Khang làm Uỷ ban thường vụ và là người đứng đầu Ủy ban Chính trị- Luật pháp trong Đại hội 18.

Có người nói Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, La Cán, và Giang Trạch Dân đã trở thành đồng minh bởi vì chúng cho rằng đàn áp tất cả các học viên Pháp Luân Công là một chiến công để có vị thế trong Đảng. Chính nỗi sợ hãi đã mang chúng lại với nhau, nhưng tội ác đẫm máu mà chúng đã gây ra đã khiến chúng mất tất cả.

8. “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo”. Sau Đại hội Đảng lần thứ 16, Chu Vĩnh Khang trở thành Bộ trưởng Bộ Công an. Sau Đại hội 17, Chu đã được nhậm chức trưởng Ủy ban Chính trị-Pháp luật. Trong những chức vụ Chu từng quản lý đều dùng để tiến hành khủng bố hàng chục ngàn hay hàng triệu học viên Pháp Luân Công bằng cách sử dụng các phương pháp tra tấn vô cùng tàn bạo. Không chỉ như vậy, dưới quyền cai trị của Chu Vĩnh Khang, các học viên Pháp Luân Công tu tập theo nguyên lý Chân thiện Nhẫn, còn bị mổ cắp nội tạng khi họ còn sống.

Chu Vĩnh Khang đã lấy quyền lực nhờ bước trên xác chết của các học viên Pháp Luân Công. Ông đã phạm quá nhiều tội ác, đó là lý do ông sẽ bị trừng trị

The epochtimes/Bocau.net

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện