Máy tính chứa dữ liệu mật của NASA bị đánh cắp

03/03/12, 10:04 Thế giới

Hơn 40 chiếc máy tính của NASA đã bị mất trong 2 năm vừa qua trong đó có 1 chiếc chứa mã lệnh điều hành trạm không gian quốc tế ISS.

Đó là chiếc máy tính xách tay trong số 48 thiết bị mà NASA đã báo cáo bị mất cắp trong khoảng tháng 4/2009 đến tháng 4/2011. Đại diện Văn phòng Tổng thanh tra Paul Martin đã trình bày điều này với Ủy ban Hạ nghị viện về Khoa hoc, vũ trụ và công nghệ quốc gia Mỹ – House Committee on Science, Space and Technology.

Mặc dù đây là sự cố đã xảy ra cách đây 3 năm nhưng bây giờ Martin mới lần đầu tiên trình bày dưới dạng văn bản với tiêu đề: “An ninh mạng tại NASA: Kiểm tra về an toàn thông tin của cơ quan.” 
Cuối văn bản này đã có 1 chú thích về vấn đề này: “An ninh thông tin tại NASA: Không tốt.”

Các phi hành gia làm việc trên trạm không gian ISS. 

Trong suốt 10 trang văn bản, Martin đã đề cập đến 5 vấn đề mà trong đó chủ yếu đề cập đến những vụ điều tra trên diện rộng và đi đến kết luận rằng thách thức nghiêm trọng và khó khăn nhất trong lúc này chính là bảo vệ thông tin của NASA.

Ông đã đưa ra 1 danh sách những thách thức mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ phải đối đầu hiện nay; bao gồm thiếu nhận thức đầy đủ về an ninh mạng, thiếu sót trong việc giám sát liên tục để đảm bảo an toàn thông tin, tốc độ chậm chạm của việc mã hóa.

Tuy nhiên vấn đề nghiêm trọng nhất theo ông lúc này là khả năng đối phó với 1 cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.

Theo những báo cáo của NASA với Quốc hội Mỹ, mỗi năm cơ quan này chi 1.5 tỉ USD cho các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin, trong đó có 58 triệu USD dành cho công tác bảo mật. Cho đến khi bản báo cáo cho biết việc bị đánh cắp những thông tin nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia xuất hiện thì nó mới nhận được sự chú ý đúng mức. Ông cũng tiết lộ thêm thông tin về việc NASA là một trong những mục tiêu được nhắm đến nhiều nhất của các cuộc tấn công mạng.

Tuy nhiên trong bản báo cáo này, việc 48 thiết bị di động bị mất cắp vẫn chưa phải là vấn đề đáng chú ý nhất. Báo cáo cho biết trong 2 năm 2010-2011, NASA đã gặp phải hơn 5.400 sự cố về mạng và các phần mềm độc hại có mặt trên máy tính. Ngoài ra họ còn phát hiện ra một số người dùng trái phép đã chiếm được quyền sử dụng các hệ thống của NASA.

Tùng Đinh


Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng