Vì sao tơ nhện bền hơn thép?

– Mỗi sợi tơ có thể bị “hy sinh” để duy trì cấu trúc tổng thể…

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ đã dùng máy tính để mô phỏng những điều xảy ra khi một sợi tơ nhện mỏng manh chịu lực tác động và tìm ra phản ứng của cấu trúc tơ.

Mạng nhện chịu được rất nhiều dạng tác động, trụ vững cả sau những trận bão mạnh.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng do thiết kế của mạng nhện và đặc tính độc đáo của sợi tơ, khi có lực tác động, chỉ có một sợi tơ bị đứt, còn phần còn lại của mạng nhện vẫn không hề hấn gì.

“Điều này thật tuyệt vì trên thực tế, cấu trúc các tòa nhà thiết kế không hoạt động theo cách đó”, tiến sĩ Markus Buehler, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết. “Nếu một tòa nhà, một chiếc xe hơi hoặc máy bay chịu một lực cơ học lớn, toàn thể cấu trúc sẽ bị phá vỡ và trở nên rối loạn”, ông nhận xét.

Tơ nhện bền vững gấp 5 lần lượng thép cùng đường kính
Tơ nhện bền vững gấp 5 lần lượng thép cùng đường kính

Các chuyên gia cơ học phân tử đã kiểm tra mạng của những loài nhện khác nhau bao gồm loài nhện vườn châu Âu (Araneus diadematus) và loài nhện chăng mạng (Nephila clavipes). Bằng cách nghiên cứu tơ ở mức độ phân tử, họ nhận thấy có thể lý giải sức bền của mạng nhện.

 Tiến sĩ Buehler giải thích mỗi sợi tơ có thể bị “hy sinh” để duy trì cấu trúc tổng thể. “Lúc một sợi tơ bị kéo, cấu trúc phân tử của nó trải rộng ra khi lực tác động tăng, làm căng sợi tơ”.

Sự thay đổi này diễn ra trong 4 giai đoạn: giai đoạn đầu, toàn bộ sợi tơ bị kéo căng; tiếp đó là giai đoạn giãn khi các protein “mở ra”. Giai đoạn thứ ba, sợi tơ trải qua một pha cứng hấp thụ lực tác động lớn nhất. Giai đoạn cuối cùng trước khi sợi tơ đứt được Buehler ví  với việc dứt một miếng băng dính, cũng  cần một lực lớn để phá vỡ sợi tơ vì các protein đang được gắn với nhau bằng liên kết hydro “dính”.

“Độ bền của mạng nhện không chỉ do độ mạnh của sợi tơ mà còn do tính chất cơ học của nó thay đổi như thế nào khi bị kéo”, Tiến sĩ Buehler cho biết.

Tơ nhện bền vững gấp 5 lần lượng thép cùng đường kính. Mỗi sợi tơ mảnh hơn sợi tóc người và có khả năng giữ nguyên độ bền vững ở nhiệt độ dưới -40 độ C. Sợi tơ càng được chăng nhanh và chặt thì càng bền.

Nguyễn Ngọc Khanh (Theo BBC)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La