“Zoom” vào loài rồng từ châu Á tới châu Âu

22/01/12, 00:31 Tri thức

Rồng liệu có tồn tại ngoài đời thực hay chỉ là truyền thuyết mà thôi?

Rồng (tên Hán – Việt là Long) là con vật đứng đầu trong “tứ linh” mà người phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa… thờ phụng. Ở phương Tây, rồng xuất hiện trong nhiều huyền thoại như một con ác thú đại diện cho sự xấu xa, độc ác và gắn liền với các hiệp sĩ diệt rồng thời Trung cổ. Vậy theo các bạn, rồng có thật hay không?

Phần lớn chúng ta vẫn cho rằng đây chỉ là con vật tưởng tượng, do người xưa nghĩ ra khi khoa học chưa phát triển. Đến thời nay, động vật duy nhất mà người ta gọi là rồng là rồng Komodo – loài bò sát khổng lồ sống ở Indonesia.

Điểm đặt chân đầu tiên có lẽ không đâu tốt bằng đất nước Trung Hoa. Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía Bắc của sông Tùng Hoà Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con này dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dài và cứng. Thân trên có đường kính khoảng 1/3 mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát, trên thân phủ lớp vảy như vảy cá sấu. Đây là sự khởi nguồn cho những quan điểm ủng hộ có sự hiện thân của rồng trên đời.

Sau đó 56 năm, ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa lớn trút xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, song điều lạ là ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cả các cửa đều đóng kín. Một chàng trai trẻ hiếu kì đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra và kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy những cái sừng, vảy, chân và đuôi của hai con vật giống hệt với con rồng trong các bức tranh truyền thống. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!”

 

Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Ngay lúc đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất hoàn toàn trước những đôi mắt chăm chú của mọi người. Không ai có thể giải thích được sự biến mất ấy và sự kiện này vẫn là một ấn số cho đến ngày nay.

Theo quan điểm của phương Tây, nhiều nhà khoa học gần đây đã khẳng định sự có mặt của loài rồng ở Trái đất. Trên Discovery Channel đã từng có một chương trình nói về bí ẩn của loài vật mang tên “Dragons: A Fantasy made real”.

Theo đó, loài rồng xuất hiện vào kỉ Phấn trắng, cùng thời với khủng long và các loài bò sát. Nó được coi là vua của các loài vật. Nó có hình tượng như khủng long bạo chúa ăn thịt nhưng nhỏ con hơn và có đôi cánh như loài thằn lằn bay. Ban đầu đôi cánh của nó gần như vô dụng, không thể bay được nhưng do ăn các khoáng chất ở vùng núi lửa đã giúp nó sản sinh ra một lượng khí metan, giúp cơ thể trở nên nhẹ hơn lúc trước và với đôi cánh khoẻ mạnh đã tạo điều kiện cho nó bay được. 

Trên cuống họng của con vậy này có một màng lớn và dày có cơ chế hoạt động như van ngăn cách giữa ống thở và ống thực quản. Chính ống này đã giúp nó phun được lượng khí metan dư thừa ra và với áp suất lớn, cộng với sự tiếp xúc O2 trong không khí nên hợp chất sẽ nổ. Đó là sự lí giải khá logic cho việc rồng có thể bay và phun lửa như trong truyền thuyết.

Một chi tiết đáng chú ý khác đó là hầu hết các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ các loài thời tiền sử. Với loài rồng, các nhà khoa học chia chúng thành hai chủng loại là rồng núi và rồng biển (giống loài rồng trong các truyền thuyết Á Đông). Khi thảm hoạ đại diệt chủng diễn ra cách đây 65 triệu năm, loài rồng để thích nghi đã tiến hoá thành cá sấu, vakalas (một loài vật sống ở Rumani) để tồn tại đến ngày nay.

Xung quanh loài vật này còn rất nhiều những bàn cãi và tranh luận, còn các bạn, các bạn nghĩ sao về loài vật linh thiêng này? Hãy cùng chúng tớ tiếp tục đi theo loạt bài tìm hiểu về rồng bạn nhé!

Theo kenh14

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La