Nghiên cứu khoa học: Hệ miễn dịch ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng con người

27/10/20, 16:37 Sức khỏe

Khoa học đã chứng minh rằng, hệ thống miễn dịch không chỉ quan trọng đối với sức khỏe cơ thể, mà còn có quan hệ chặt chẽ đến trạng thái tinh thần. Một số nghiên cứu đã tìm ra sự kết nối vật lý giữa hệ thống miễn dịch và đại não – tiết lộ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của hai hệ thống này.

Khoa học chỉ ra, hệ thống miễn dịch kết nối chặt chẽ với đại não và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và hành vi của con người
Khoa học chỉ ra, hệ thống miễn dịch kết nối chặt chẽ với đại não và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và hành vi của con người. (Ảnh qua Viline)

Chúng ta đã thấy đại dịch virus COVID-19 không chỉ gây ra nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, mà còn đánh vào tinh thần của con người -một cuộc tấn công tâm lý khiến nhân loại cảm thấy lo lắng và chán nản.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2020  trên tạp chí Nature Immunology, đã phát hiện ra một phân tử miễn dịch được gọi là IL-17, nó đóng vai trò quan trọng trong tác động của hệ miễn dịch đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. IL-17 là một loại tế bào nhân tử (cytokine), cũng là một protein tín hiệu điều phối phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với chứng viêm.

Các nhà khoa học biết rằng, màng não chứa đầy gamma delta T cells (gdT cells) tế bào T liên tục sản xuất IL-17. Phần ghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu gdT cells.

Để hiểu ảnh hưởng của những tế bào này, nhóm nghiên cứu đã dùng những con chuột riêng biệt thiếu gdT cells hoặc IL-17, tiến hành một loạt các thử nghiệm để kiểm tra biểu hiện của chúng trong trí nhớ, hành vi xã hội, kiếm ăn và trạng thái lo lắng.

Kết quả cho thấy, những con chuột thiếu hai chất này, không có sự khác biệt về các phương diện khác ngoại trừ lo lắng. Ví dụ, khi một con chuột phải đối mặt với sự lựa chọn đi vào một cánh cửa. Nếu là con chuột bình thường thì chúng vẫn đứng yên ở bên cạnh lan can, trong khi con chuột đã sửa đổi ( thiếu gdT cells hoặc IL-17) lại đi vào cánh cửa kia.

Tác giả chính của nghiên cứu – Kalil Alves de Lima thuộc Đại học Washington, nói với mạng tin tức trực tuyến Inverse rằng, điều này cho thấy gdT cells và IL-17 có thể “nhận thức được tín hiệu môi trường bất cứ lúc nào”, giúp cơ thể duy trì sự cảnh giác để tồn tại và kiềm chế hành vi mạo hiểm.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành một số thí nghiệm khác, ví như loại bỏ các tế bào thần kinh trong não chuột phản ứng với thụ thể receptors)IL-17, sau đó tiêm vi khuẩn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh. Kết quả cũng cho thấy, các phân tử IL-17 giúp kiểm soát chuẩn mực hành vi là một phần của cơ chế giao tiếp giữa tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những thí nghiệm này cho thấy đại não và cơ thể gần nhau hơn nhiều so với những gì chúng ta từng biết trước đây.

Nhà nghiên cứu chuyên sâu Jonathan Kipnis cho biết: “Hành vi của chúng ta trên mức độ rất lớn, không chỉ dựa vào trạng thái của đại não, mà còn phụ thuộc vào trạng thái của hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể không khỏe, chúng ta có cảm giác là đại não và hệ thống miễn dịch cơ bản có liên quan tương tác với nhau”.

Khi gặp những kích động cụ thể, hệ thống miễn dịch sẽ gửi nhiều tín hiệu khác nhau đến đại não, để đại não thay đổi chức năng, nhanh chóng sau đó thay đổi hành vi của chúng ta.

Sau các nghiên cứu trên các thực thể chuột, tương lai các nhà nghiên cứu dự định sẽ tìm hiểu thêm về tác động của phân tử này đối với sự lo lắng của con người chúng ta.

Thiên Bình

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?