Hiếu kính cha mẹ, tại sao nói khó nhất chính là ở chỗ sắc mặt?

12/06/22, 09:00 Đọc & Suy ngẫm

Khổng Tử từng nói với các học trò, hiếu kính cha mẹ khó nhất chính là không để họ phải nhìn thấy vẻ mặt khó coi của mình.

Thường xuyên mỉm cười với cha mẹ, kính trọng và quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cha mẹ. (Ảnh qua Eva)

Có một người mẹ già, giữa trưa đi sang phòng con trai để tìm báo đọc, đúng lúc đứa con vừa đi làm về. Bởi đứa con vừa đàm phán thất bại trong một vụ làm ăn, nên trong lòng không được vui, lại nhìn thấy mẹ đang lục lọi trên giường của mình, liền tức giận rồi lạnh lùng trách móc: “Mẹ, mẹ không có việc gì làm thì ở yên trong phòng đi, đừng có chạy lung tung như thế”.

Người mẹ vội giải thích: “Mẹ chỉ đang tìm tờ báo, nhân tiện ngồi lên giường các con một lát”.

Sắc mặt của anh tỏ vẻ rất khó chịu, trước khi bước ra còn để lại một câu nói: “Đúng là ăn no rảnh rỗi không có việc gì làm!”

12 giờ đêm hôm đó, người mẹ già đã nhảy từ lầu 7 xuống đất để kết liễu cuộc đời mình.

Con cái khi đã có nhiều tiền rồi, có thể dễ dàng mua được xe, mua được nhà cho cha mẹ, nhưng điều khó khăn nhất chính là có thể luôn giữ được vẻ mặt vui vẻ khi đối diện với cha mẹ.

Khổng Tử từng nói với các học trò của mình rằng, hiếu kính cha mẹ khó khăn nhất chính là không để cha mẹ phải nhìn thấy vẻ mặt khó chịu của mình. Nếu như chúng ta biểu lộ ánh mắt coi thường và thiếu kiên nhẫn, như thế sẽ khiến cha mẹ cảm thấy không an lòng.

Bất kể xảy ra tình huống gì vẫn đều có thể dùng sắc mặt vui vẻ với cha mẹ. (Ảnh qua Sunlife)

Có người cho rằng, mua nhà, thuê người giúp việc, đi ăn tiệc trong những nhà hàng lớn, hoặc đưa cha mẹ đi du lịch là hiếu kính. Kỳ thực để cha mẹ hưởng thụ những điều kiện vật chất tốt chỉ là phương diện thấp nhất của hiếu kính; còn cái “hiếu” cao hơn chính là sự kính trọng trên phương diện tinh thần, sự động viên, khích lệ ai ủi về mặt tình cảm.

Vẻ mặt khó chịu, chính là thể hiện rằng bạn đã không thực sự kính trọng cha mẹ từ trong tâm, không có thái độ khiêm tốn nhã nhặn khi đối diện với cha mẹ.

Vậy nên, “vẻ mặt vui vẻ” mới trở thành tiêu chuẩn để đánh giá một con người có hiếu thuận hay không. Biểu hiện bên ngoài chính là thường xuyên mỉm cười với cha mẹ, kính trọng và quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cha mẹ.

Mỗi ngày hãy chú ý đến từng ánh mắt của các đấng sinh thành, dành vài phút để cùng trò chuyện với họ, không chê bai, không oán trách. Kể cả khi tức giận cũng nên kiềm chế lại, luôn giữ vẻ mặt ôn hòa. Như thế, mới thực sự là hiếu kính cha mẹ, họ cũng sẽ vì thế mà có cuộc sống được vui vẻ thoải mái và hạnh phúc.

Lúc nào cũng giữ vẻ mặt ôn hòa với cha mẹ, đây là việc làm đơn giản, cũng rất gần gũi. Sắc mặt vui vẻ không cần dùng tiền để mua, không cần mượn của ai, cũng không cần bỏ tiền ra để học, càng không cần dùng sức lực gì cả.

Bất kể xảy ra tình huống gì vẫn đều có thể dùng sắc mặt vui vẻ với cha mẹ cũng không phải việc dễ dàng. Thực ra, mỗi ngày dùng “sắc mặt vui vẻ” để đối diện với cha mẹ, điều mấu chốt chính là trong lòng phải biết ơn, ghi nhớ công sinh thành và mong đền đáp công ơn đó.

Mỗi năm cứ đến ngày của mẹ hoặc ngày của cha, chúng ta thường mua cho cha mẹ một món quà hoặc đưa cha mẹ đi du lịch, ăn uống, v.v. như một cách thể hiện tấm lòng hiếu thảo của phận làm con.

Tôi từng thấy có một cặp vợ chồng nọ dẫn người mẹ già đến nhà hàng để tổ chức chúc mừng vào ngày của mẹ. Tuy vậy, thái độ của họ đối với người mẹ già này vô cùng bất hảo, tôi nghĩ bà mẹ này chắc hẳn đã có một ngày lễ rất buồn.

Ngoài những ngày lễ của mẹ, lễ của cha, bình thường chúng ta đã đối xử tốt với cha mẹ chưa? Mỗi ngày có dùng vẻ mặt vui vẻ để nói chuyện với cha mẹ hay không? Những vật chất mà chúng ta để cha mẹ hưởng thụ, liệu đã đủ để thể hiện sự hiếu kính của chúng ta với cha mẹ?

Thật sự yêu thương cha mẹ thì nên đối xử ôn hòa với họ, quan tâm họ từ trong tâm, khiến họ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Hôm nay tuy rằng không phải là ngày lễ của cha, của mẹ, nhưng hiếu kính cha mẹ chính là từ trong cuộc sống thường ngày mà nên.

Thanh Thư biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?