5 đặc điểm trong ngôi nhà truyền thống Nhật Bản khiến bạn bước vào sẽ chẳng muốn ra

27/02/18, 23:24 Cuộc sống

Ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản là một trong những nét văn hóa đặc trưng ở quốc gia này. Với những bí quyết rất riêng, người dân Nhật Bản đã tạo nên ngôi nhà vừa đơn giản, vừa gọn gàng mà trong đó, mỗi vật dụng đều có vai trò nhất định và không thể thiếu trong căn nhà.

1. Có rất nhiều khoảng trống trong căn nhà

Một căn phòng tiêu phải trải được đủ 6 tấm chiếu tatami. (Ảnh: Pinterest) 

Người Nhật không muốn căn nhà mình trở nên lộn xộn bởi quá nhiều vật dụng. Lý tưởng nhất là không để bất cứ thứ gì trên sàn nhà mà chỉ trải chiếu tatami – thường được làm từ rơm khô.

Chiếu tatami cũng là đơn vị đo lường cho một căn phòng. Phòng Nhật Bản truyền thống có thể trải được 6 tấm thảm. Các đồ đạc khác như bàn bằng gỗ, đệm ngồi, tủ nhiều ngăn, và một số loại futon – thảm bông mỏng được xếp lại và cất giữ trong tủ oshiire – loại tủ không quá nổi bật, có cùng màu sắc với bức tường.

Kết quả là, không gian được mở rộng ra và không có gì có thể làm xao nhãng sự chú ý của bạn. Cách trang trí này cũng mang lại thêm một lợi ích nữa: bụi sẽ được giữ lại trong những góc nhà và bạn sẽ dễ dàng dọn dẹp sạch sẽ hơn.

2. Căn nhà luôn có tính thống nhất

Nhà truyền thống Nhật Bản thường dùng tới tấm trượt nhẹ có tên fusuma như thứ để thay thế cửa và tường. Fusuma thường được làm bằng thanh tre hoặc giấy gạo, có thể di chuyển nhẹ nhàng, giúp người Nhật dễ dàng thay đổi cấu trúc căn nhà của mình bất cứ khi nào. Họ có thể biến đổi một phòng thành hai hoặc thay đổi kích thước của phòng.

Việc tối giản đồ đạc và tính linh hoạt của fusuma cũng giúp người Nhật sử dụng một phòng như phòng ngủ vào ban đêm và như phòng khách trong ngày.

Như thông lệ, bồn tắm và nhà vệ sinh được đặt trong các phòng khác nhau, vì thế phòng tắm có thể chiếm tới hai phòng.

Một phòng có bồn rửa và vòi hoa sen, phòng kia có bồn tắm kiểu Nhật truyền thống – ofuro. Việc chia phòng tắm như vậy có vai trò rất quan trọng: bụi bẩn sẽ được rửa sạch trong khi tắm, và ofuro thì dùng để thư giãn.

3. Mang thiên nhiên đến với ngôi nhà của mình

Những ngôi nhà truyền thống thường không thể thiếu đi sự xuất hiện của một khu vườn nhỏ. Chỉ cần mở tấm trượt shoji ra, bạn đã đưa cả căn phòng của mình hòa lẫn với thiên nhiên. Khi tiết trời trong xanh, ấm áp, tấm shoji luôn được mở.

Nhờ việc sử dụng những vật liệu như gỗ, tre, giấy tráng hoặc bông, ngôi nhà trở nên luôn xanh mát và gần gũi với tự nhiên.

Có một số lý do các vật liệu này thường được sử dụng. Thứ nhất, chúng rẻ hơn sắt và đá. Thứ hai, Nhật Bản thường bị ảnh hưởng bởi trận động đất và người dân sẽ dễ dàng hơn để xây dựng lại các nhà “giấy” sau một vụ tai nạn. Hơn nữa, gạch đá có thể chôn vùi con người nếu thiên tai xảy ra.

4. Ngôi nhà luôn ngập tràn ánh sáng

Những bức tường đặc biệt trong các ngôi nhà ở Nhật Bản thường được làm bằng vật liệu bán trong suốt. Nó giúp tiêu tán ánh sáng thông qua khung ván, tạo ra ô vệt nắng lờ mờ xuyên qua tường, phản chiếu vào khắp căn phòng.

Điều này giúp tiết kiệm năng lượng điện một cách tối đa và tạo ra cho căn nhà truyền thống Nhật Bản một nét tinh tế, yên bình đến lạ.

5. Người Nhật Bản chuộng phong cách tối giản

Kết quả hình ảnh cho toko no ma

Điều quan trọng nhất của bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản không phải là vẻ đẹp bên ngoài mà là sự thoải mái và yên bình trong tâm hồn của chính chủ nhân. Không có màu sắc sáng nổi bật hoặc rất nhiều đồ trang trí – đặc trưng của ngôi nhà phương Tây, thay vào đó họ chỉ sử dụng đồ nội thất thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

Tất cả các vật trang trí được đặt ở một nơi đặc biệt – tokono. Những thứ có giá trị nhất mới được đặt ở đó: tác phẩm điêu khắc thu nhỏ (netsuke), hoa nghệ thuật (ikebanas), chữ viết tượng hình hieroglyph… Cách sắp xếp này rất hữu dụng vì nó giúp chủ nhân căn nhà hướng đến tư duy nghệ thuật và trân trọng những điều đẹp đẽ trong nhà.

Ý tưởng tối giản hóa không gian sống cũng giúp người Nhật không còn bị phụ thuộc vào những đồ vật thừa thãi, hay nói cách khác, là giải phóng bản thân khỏi sự ám ảnh vật chất.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời